Nông nghiệp đứng trước khó khăn chồng chất

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/11/2008 | 12:00:00 AM

NGày 25.11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nông sản, sản xuất, đầu tư dẫn đến việc làm và thu nhập của người nông dân bị suy giảm. Bộ NN-PTNT nhận định, năm 2009 sẽ là một năm đầy khó khăn. Bộ đã đưa ra 3 kịch bản. Kịch bản 1: Khủng hoảng tài chính, tín dụng sẽ tiếp tục lún sâu, kinh tế thế giới suy thoái cho đến hết năm 2009, đầu năm 2010 mới phục hồi. Thị trường nông sản bắt đầu chu kỳ điều chỉnh giảm, giá tất cả các loại nông sản giảm đến mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ chỉ đạt 10,8 tỉ USD, bằng 67% so với năm 2008. Kịch bản 2: Khủng hoảng kết thúc vào giữa năm 2009, kinh tế phục hồi chậm nên thị trường nông sản chưa lấy lại nhịp độ, giá nông sản xuất khẩu sụt giảm nhưng ở mức độ trung bình. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 13 tỉ USD, bằng 80% so với năm 2008. Kịch bản 3: Khủng hoảng kết thúc nhanh trong quý I năm 2009, kinh tế và hoạt động thương mại nhanh chóng được phục hồi. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của phương án này là 15,3 tỉ USD, bằng 95% kim ngạch của năm 2008.

Ông Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cho rằng năm 2009, nông dân sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp trong khi người nông dân đã đuối sức, năm 2008 tích lũy không được nhiều sau những cuộc khủng hoảng thừa cá tra, lúa gạo... Theo Bộ NN-PTNT, trong bối cảnh hiện nay, ngành lương thực phải giữ vững sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực; ngành chăn nuôi, thủy sản cần tận dụng cơ hội giá nguyên liệu đầu vào giảm để thúc đẩy sản xuất, chiếm lĩnh thị trường nội địa trước khi thực phẩm nhập khẩu ồ ạt đổ vào Việt Nam.

(Theo TNO)

Các tin khác

Giá phôi thép thế giới nhích lên, lập tức các hãng thép trong nước tăng giá từ 500.000 đồng- 700.000 đồng/tấn, song lượng thép tồn kho còn rất lớn.

Vốn FDI đổ nhiều vào bất động sản

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (ĐTNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11 năm 2008, cả nước có 106 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 726 triệu USD, tuy thấp hơn hẳn so với tháng trước (trên 2 tỷ USD) nhưng vẫn đủ để đưa tổng vốn FDI cấp mới trong 11 tháng lên 59 tỷ USD, tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Tạo hình sản phẩm tại Công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (Yên Bái)

YBĐT - Sản xuất công nghiệp Yên Bái 11 tháng qua gặp phải không ít khó khăn bởi lạm phát gia tăng, ngành ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lũ, lụt liên tiếp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và không ổn định. Song các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiều nỗ lực xắp xếp tổ chức, tiết kiện chi phí, đầu tư mở rộng sản xuất, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường... sản xuất vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

Trước thực trạng rau xanh Trung Quốc đang nhập ồ ạt vào Việt Nam nhưng việc kiểm định chất lượng còn khó khăn, nhiều nơi gần như buông lỏng do trữ lượng rau rất lớn. Ngày 24-11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật triển khai chặt chẽ công tác kiểm dịch rau quả nhập khẩu qua biên giới và báo cáo bộ trưởng về việc kiểm tra, phân tích vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật sớm triển khai các thủ tục để thực hiện hiệp định với Trung Quốc về kiểm dịch thực vật qua biên giới giữa 2 nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục