Yên Bái: Giải pháp nào phát triển rừng sản xuất?

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, có nhiều lợi thế về phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, bằng nhiều nỗ lực, toàn tỉnh đã trồng được trên 264 ngàn ha rừng kinh tế, chiếm 52,9% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng kinh tế đã và đang góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo và làm giầu ở nhiều vùng quê. Tuy nhiên, có một thực tế là ở nhiều nơi người trồng rừng chưa thực sự sống được bằng nghề rừng.

Nông dân huyện Yên Bình khai thác gỗ rừng trồng. (Ảnh: H.N)
Nông dân huyện Yên Bình khai thác gỗ rừng trồng. (Ảnh: H.N)

Trong vòng 10 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm Yên Bái trồng mới được từ 10-14 nghìn ha rừng, trong đó có 9 ngàn ha rừng kinh tế.  Hàng năm, các cơ sở chế biến trong tỉnh khai thác khoảng gần 200 ngàn m3 gỗ rừng trồng, trên 100 ngàn tấn tre, nứa, vầu và các lâm sản phụ, 300 ngàn tấn quế, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh. Diện tích trồng rừng cũng như sản lượng khai thác tăng luỹ tiến theo từng năm, nhưng giá trị kinh tế từ rừng sản xuất mang lại còn thấp.

Bình quân mỗi ha rừng kinh tế trồng bằng các loại cây nguyên liệu giấy như: keo, bồ đề, bạch đàn…sau 7-8 năm chu kỳ khai thác chỉ đạt 40-50 m3 gỗ, thu gần 30 triệu đồng/ha. Như vậy, 1 ha trồng rừng kinh tế mỗi năm cho thu 4 triệu đồng, nếu trừ chi phí giống, phân bón... thì người trồng rừng chỉ còn lấy công làm lãi. Nguyên nhân là rừng kinh tế đa phần là chất lượng thấp  từ giống đến chất lượng gỗ, không đáp ứng với yêu cầu sản xuất, nhất là chế biến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, phải kể đến giá trị của sản phẩm rừng chưa được quan tâm đúng mức. Người dân trồng rừng tận gốc, nhưng khi khai thác lại không bán được tận ngọn, mà bán qua nhiều khâu trung gian nên giá thành thấp. Các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là kinh tế hộ cá thể, một số ít đã hình thành kinh tế trang trại, song quy mô nhỏ, không đủ năng lực để đầu tư sản xuất hàng hoá.

Trong sản xuất, chế biến hầu hết cũng là hộ cá thể, một số ít đưa vào nhà máy, nhưng nhà máy không có thị trường, hạn chế về tài chính, dây chuyền máy móc cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm chỉ đạt phẩm cấp thấp nên giá trị thấp dẫn đến giá thu mua nguyên liệu thấp, những yếu tố này đã ảnh hưởng đến đời sống của người trồng rừng. Một vấn đề nữa là người trồng rừng kinh tế không thực sự đầu tư, tâm huyết cứ xen một ít rừng kinh tế, một ít rừng phòng hộ, bởi lẽ trồng và bảo vệ rừng phòng hộ được sử dụng vốn ngân sách để thực hiện. Từ đó, không chỉ tâm lý người dân mà ngay cả các cấp chính quyền địa phương cũng chỉ chú trọng vào rừng phòng hộ, ít quan tâm đến trồng rừng sản xuất. 

Để đưa rừng sản xuất trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn, trước tiên phải đưa các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao, chu kỳ khai thác ngắn vào sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng phát triển rừng sản xuất. Yếu tố chủ yếu để chi phối thị trường lâm sản là các nhà máy chế biến lâm sản, nhưng do chúng ta quy hoạch vùng nguyên liệu phân tán, nhỏ lẻ, nên có nhiều hộ trồng rừng quy mô nhỏ không thể bán cho nhà máy, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nên dẫn đến sản phẩm rừng bị tư thương ép giá. Phần lớn những nhà máy sẵn có vẫn chưa tạo được vùng nguyên liệu tương xứng cho sản xuất. Bên cạnh phát triển mạnh các cơ sở chế biến, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm chất lượng tốt giá thành cao.

Trong thời gian qua, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng nhiều nhà máy giấy, ván nhân tạo, song nhiều nơi đã xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, để có nguyên liệu cho sản xuất người ta lại đi khai thác vào diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Có nhà máy lại xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng rừng. Đến nay, trên địa bàn mới chỉ có hai nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công suất 10-15 ngàn m3/năm, 16 công ty TNHH, 12 công ty cổ phần , 17 doanh nghiệp tư nhân... nhưng quy mô nhỏ, năng lực tài chính, kinh doanh hạn chế. Số nguyên liệu còn lại được các nhà máy, tư thương ở các vùng lân cận đến thu mua vận chuyển đi. Một phần nữa được chế biến thủ công tại các doanh nghiệp nhỏ, HTX và hộ cá thể, sản phẩm chủ yếu bán uỷ thác và bán nội tiêu làm giảm giá trị của kinh tế.

Để phát triển mạnh thị trường lâm sản nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho trồng rừng sản xuất tập trung vào 3 nhóm chính như: rừng gỗ nhỏ, rừng gỗ lớn, sản phẩm ngoài gỗ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đẩy mạnh các biện pháp lâm sinh. Ở các xã vùng cao, trình độ dân trí thấp, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn cần giảm lãi suất vốn vay ưu đãi. Hiện tại, các nhà máy chế biến vẫn mang tính tự phát và tự điều chỉnh, thiếu ổn định cần có sự can thiệp của Nhà nước bằng các chính sách để người trồng rừng an tâm sản xuất. Cần có sự thông thoáng trong chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm trồng rừng, khuyến khích phát triển mạnh trang trại kinh tế lâm nghiệp.

Để khuyến khích người trồng rừng trực tiếp bán sản phẩm cho các cơ sở chế biến không qua các tổ chức trung gian thì các công ty lâm nghiệp, cơ sở chế biến nên hợp đồng hoặc ký kết liên doanh với người dân để bao tiêu sản phẩm; kêu gọi và khuyến khích các thành phần tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường; hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giữa người sản xuất, người thu mua và lưu thông lâm sản. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác dự báo thị trường, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, trong đó chú ý đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ chế biến.

Văn Thông

Các tin khác
Rừng bạch đàn trên hồ Thác Bà.

YBĐT - Năm 2008 qua đi bà con nông dân các dân tộc Yên Bái lại trồng mới được gần 15 ngàn ha rừng đưa tổng diện tích rừng toàn tỉnh lên trên 396 ngàn ha. Và cũng là năm Yên Bái có số vụ cháy rừng ít nhất cùng với đó công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được nâng lên.

Công nhân phân xưởng xây lắp điện thực hiện mạ nhúng máy vật tư, thiết bị điện.

YBĐT - Năm 2005, Điện lực Yên Bái quyết định thành lập Phân xưởng Cơ khí - Xây lắp điện, trên nền tảng đội xây lắp đường dây và trạm - một đơn vị trực thuộc của ngành điện lực Yên Bái.

Ngày 16.12, Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) tổ chức hội thảo thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Theo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), doanh nghiệp xuất khẩu da giày sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường này trong thời gian tới.

YBĐT - Ngày 16/12/2008 Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị tuyên dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước trong năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long dự Ngày hội Đại Đoàn kết dân tộc và công bố xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Vũ Linh (Yên Bình)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Quán (Trấn Yên)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã An Phú (Lục Yên)
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam các nhà trường tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Chế Tạo
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Thượng Bằng La