Để vùng Tây Bắc phát triển nhanh và bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhìn vào bức tranh kinh tế của Tây Bắc, hiện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung: chè 86.000 ha, sản lượng 400.000 tấn/năm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ; vùng cây ăn quả 180.000 ha; bước đầu triển khai trồng mới 16.000 ha cây cao su tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang đã mở ra một hướng đi mới cho các tỉnh trong vùng.

Dây chuyền sản xuất của Nhà máy Xi măng Yên Bái. (Ảnh: Quang Tuấn)
Dây chuyền sản xuất của Nhà máy Xi măng Yên Bái. (Ảnh: Quang Tuấn)

Vùng Tây Bắc gồm 11 tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên trên 103.600 km2 với hơn 30 dân tộc anh em, là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Nhận rõ đặc điểm, vị trí quan trọng và tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn của vùng, trong thời gian qua, được sự quan tâm đặc biệt của T.Ư Đảng và  Chính phủ, sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng đã phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thuỷ điện... để bứt phá đi lên.

Nhìn vào bức tranh kinh tế của Tây Bắc, hiện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung: chè 86.000 ha, sản lượng 400.000 tấn/năm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ; vùng cây ăn quả 180.000 ha; bước đầu triển khai trồng mới 16.000 ha cây cao su tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang đã mở ra một hướng đi mới cho các tỉnh trong vùng.

Các dự án công nghiệp lớn tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ như Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu, Nhà máy Luyện đồng Sinh Quyền, Nhà máy Xi măng Yên Bình- Yên Bái ... đã và đang phát huy tốt hiệu quả. Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Tây Bắc năm 2008 qua giao dịch, đã ký kết và trao giấy chứng nhận đầu tư cho 23 dự án tại 6 tỉnh trong vùng, với số vốn đăng ký trên 50.000 tỷ đồng. Nhờ quan tâm đúng đến nông nghiệp, nông thôn miền núi, đã vừa bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, vừa từng bước theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần đẩy nhanh việc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào trong khu vực.

Nhưng sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: qui mô nền kinh tế nhìn chung còn nhỏ, hiệu quả thấp, thiếu sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, nhiều nguồn lực và lợi thế của vùng chưa được khai thác và phát huy tốt; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao, diện cận nghèo và tái nghèo còn lớn; tình trạng di cư tự do và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hoạt động trái pháp luật diễn ra phức tạp... đang tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Trước tình hình trên, các địa phương trong vùng đang khẩn trương hoàn thành và tổ chức triển khai tốt qui hoạch tổng thể về kinh tế- xã hội đến năm 2020; thực hiện kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Nằm trong vùng Tây Bắc, tỉnh Yên Bái cũng đang triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội. Đồng chí Hoàng Xuân Lộc, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái cho biết: năm 2008, tỉnh Yên Bái đạt tốc độ tăng trưởng 12,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng, 23/31 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng hiện vẫn là tỉnh nghèo. Tỉnh xác định sản xuất nông lâm nghiệp là ngành sản xuất chính và là nhiệm vụ hàng đầu; lấy công nghiệp là nền tảng cho sự phát triển. Trước mắt, tỉnh sẽ hỗ trợ đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình quản lý và trồng rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển nghề rừng ở địa bàn vùng cao; làm tốt việc liên kết “bốn nhà” tạo ra các sản phẩm có giá trị, nhằm tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân miền núi.

Để vùng Tây Bắc phát triển bền vững, theo đồng chí Đào Ngọc Dung - Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, trước hết phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó, giao thông phải đi trước một bước. Theo đó, cần sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng các tuyến quốc lộ 70, quốc lộ 6 và các tuyến đường ngang, đường xương cá và tuyến tuần tra biên giới. Sớm xoá tình trạng giao thông nửa mùa, nghĩa là chỉ bảo đảm được mùa khô, còn mùa mưa thì tê liệt, rất khó cho việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà máy thủy điện Sơn La - Một trong những công trình trọng điểm vùng Tây Bắc đang đẩy nhanh tiến độ thi công.
(Ảnh: Thu Trang)

Tập trung nguồn lực, giải pháp nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn chương trình, dự án 132, 134, 135, 159... của Chính phủ nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trước hết cần phát triển mô hình bán trú dân nuôi, trường nội trú đi đôi với dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào. Chỉ  như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện cho con em mình theo học, mở rộng tri thức và hiểu biết, nhằm tạo nguồn cán bộ cơ sở.

Điều cơ bản là phải thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Bắc theo đúng tinh thần Nghị quyết 37/ BCT, từ đó có bước bứt phá đi lên. Ví dụ, về kinh tế cửa khẩu hay khai thác khoáng sản thì hiện nay đều thu nộp ngân sách Nhà nước 100%, các tỉnh không được hưởng lợi, nên không tạo động lực cho sự phát triển; hoặc việc thu hút đầu tư vào vùng này suất đầu tư lớn, xa nơi tiêu thụ, giao thông rất khó khăn, nhưng sự ưu đãi đầu tư thì Chính phủ qui định không khác biệt với các vùng khác thuận lợi hơn. Nên chăng, cần dùng đòn bẩy kiểu “dùng đầu mạnh kéo đầu yếu”, hoặc Nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc chỉ đạo các tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh giúp các tỉnh miền núi, tránh tình trạng hỗ trợ nhỏ giọt như trong thời gian qua.

Đẩy nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng Tây Bắc.

Thuận lợi và thách thức đang tạo cơ hội mới cho các tỉnh trong vùng, với các đề án như: phòng, chống ma tuý trên địa bàn; hỗ trợ đặc biệt về kinh tế nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo; đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội 4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang; phát triển toàn diện huyện Sốp Cộp (Sơn La)..., chắc chắn những địa phương này sẽ đổi thay theo hướng tiến bộ, góp phần diện mạo mới cho vùng Tây Bắc phát triển.

Thanh Sơn

Các tin khác
Bà con nông dân xã Hát Lừu (Trạm Tấu) chuẩn bị đất cho vụ lúa xuân 2009. (Ảnh: Đức Minh)

YBĐT - Theo kế hoạch, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) gieo cấy 600 ha lúa xuân năm 2009 với cơ cấu giống chủ yếu là lúa lai Nhị Ưu 838. Để thực hiện thành công vụ lúa xuân này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã vận động đồng bào thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa, làm sạch ruộng đồng, ngâm ruộng chuẩn bị gieo cấy mạ xuân vào những ngày đầu tháng 12 năm 2008

Xăng A92 vẫn giữ giá 11.000 đồng một lít.

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa đề nghị Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cho phép giảm giá mặt hàng này từ 12.000 đồng xuống còn 11.000 đồng một lít.

Ngày 23-12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, gói kích cầu 1 tỷ USD (tương đương 17 nghìn tỷ đồng) của Chính phủ chỉ sử dụng để hỗ trợ lãi suất cho vay các dự án và chương trình đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010.

Theo Quyết định số 1875/QÐ-TTg, ngày 22-12, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung tăng thêm chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng vốn cho vay hộ nghèo, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn năm 2008 của Ngân hàng Chính sách xã hội là 500 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục