Giá gas tăng chóng mặt ở đại lý

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/2/2009 | 12:00:00 AM

Giá gas bán lẻ ngoài Bắc cao hơn trong Nam khoảng trên 40.000 đồng/bình. Ngoài mức giá tăng do biến động của giá thế giới thì người tiêu dùng còn phải gánh thêm mức giá bị đội lên từ các đại lý gas.

Ngày 2/2 vừa qua, giá gas trong nước đã được một số công ty quyết định áp dụng tăng giá thêm 25.000 đồng/bình gas 12 kg. Do đó, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng của Saigon Petro, Gia đình Gas... là 215.000 đồng/bình 12 kg.

Nguyên nhân là do giá hợp đồng nhập khẩu thế giới (CP) trong tháng 2 tăng thêm khoảng 125 USD/tấn. Đây là lần thứ ba liên tiếp các công ty điều chỉnh tăng giá gas, tổng mức tăng lên tới 40.000 đồng/bình 12 kg so với cuối năm 2008.

Đại lý quyết định giá

Hầu hết các đợt tăng giá này đều được các công ty gas trong nước giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoài mức tăng giá của các công ty gas thì người tiêu dùng còn phải chịu thêm mức đội giá từ đại lý.

Tại thị trường phía Bắc, đặc biệt là những vùng nông thôn, cụ thể ngày 1/1, giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng của Hà Nội Gas đã tăng mạnh lên tới 260.000 đồng/bình. Chị Nguyễn Thị Minh, một người tiêu dùng, đã vô cùng ngỡ ngàng trước mức giá này bởi vì trước đó hai ngày, giá bán của bình gas này chỉ 240.000 đồng/bình. Lý giải việc giá gas tăng mạnh, các đại lý đều cho rằng nguồn gas khan hiếm, giá đầu vào tăng.

Như vậy, so sánh giữa hai mức giá của hai thị trường gas hiện nay thì giá bán lẻ của phía Bắc đang cao hơn khoảng trên 40.000 đồng/bình 12 kg.

Bàn về vấn đề này, một giám đốc công ty gas có thị phần phía Bắc nhận định, hiện giá gas tại thị trường này đang phải nhập cao hơn mức giá so với phía Nam. Nguyên nhân là do đối tác Trung Quốc khan hàng nên bán gas với mức giá khá cao so với một số đối tác nhập khẩu nước khác. Mức cao hơn có thể dao động khoảng 30-40 USD/tấn. Từ đây, giá gas đến tay người tiêu dùng ở thị trường phía Bắc sẽ cao hơn trong Nam.

Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng phải mua với mức giá 260.000 đồng/bình 12 kg trong khi phía Nam chỉ có 215.000 đồng/bình thì chênh lệch quá lớn. Đồng thời, mức giá này cũng cao ngay cả so với giá đầu vào.

Một điều khá đặc biệt là tại thị trường gas phía Bắc, các công ty gas ít khi quyết định mức giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng giống như phía Nam. Hầu hết các công ty chỉ đưa ra mức giá đến các đại lý, còn đại lý sẽ quyết định giá bán đến người tiêu dùng cụ thể.

Bế tắc nguồn nhập

Từ chuyện nguồn cung tại phía Bắc, rõ ràng là yếu tố đầu vào trong thời gian này cũng như thời gian sắp tới rất cần được coi trọng. Bởi mức giá bán lẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung. Nguồn cung phong phú, giá đầu vào thấp thì có thể kéo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng xuống.

Hiện các công ty trong nước có thể nhập trực tiếp của đối tác nước ngoài hay lấy lại của một số đầu mối nhập khẩu là các công ty trong nước rồi phân phối lại. Điều này khiến các công ty gas được quyền lựa chọn đối tác nào đưa ra giá rẻ thì nhập. Thậm chí đại diện Gia đình Gas còn cho rằng công ty này có khi chia ra một nửa nhập của đối tác nước ngoài, một nửa nhập của đầu mối trong nước.

Nhưng việc doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia nhập khẩu thì đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ dễ bị một số đối tác nước ngoài chèn giá. Lúc bình thường, nguồn cung dồi dào, giá thấp thì không sao nhưng khi khan hàng thì họ sẵn sàng cắt hợp đồng. Vì vậy, vấn đề nhập khẩu và đảm bảo nguồn cung trong nước hay không rất cần có sự quản lý.

Theo dự thảo kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng lần bốn thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đủ điều kiện để nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gas phải có cầu cảng thuộc sở hữu, đồng sở hữu được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu một năm để tiếp nhận tàu chở gas tối thiểu 3.000 tấn, kho tiếp nhận gas với sức chứa 2.000 m3, có 500.000 vỏ chai gas tiêu chuẩn các loại, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh.

Khi đó các công ty nhỏ, không đủ tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất... sẽ phải nhập lại nguồn của các công ty trong nước đảm bảo đủ điều kiện nhập khẩu. Ngoài ra, 30% nguồn cung từ Nhà máy Dinh Cố cùng khối lượng nhập khẩu của Tổng Công ty Khí góp phần đảm bảo nguồn cung.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Một mô hình nuôi dê tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ cho hiệu quả cao.

Nhằm tăng giá trị của ngành chăn nuôi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Văn Yên đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục