Thị xã Nghĩa Lộ: Bất cập trong sản xuất lúa hàng hóa
- Cập nhật: Thứ năm, 28/1/2010 | 9:17:32 AM
YBĐT - Dự án vùng lúa hàng hóa được triển khai đã qua 3 vụ và đạt được những kết quả bước đầu từ cơ cấu giống đến năng suất và chất lượng. Vụ mùa 2008, sản lượng lúa hàng hóa đạt 2.505 tấn, năm 2009 sản lượng đạt 5.444 tấn, năng suất bình quân đạt 12,13 tấn/ha, giá trị đạt 55 - 60 triệu đồng/ha.
|
Nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, từng bước hình thành vùng thâm canh lúa hàng hóa, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, năm 2008, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) xây dựng Dự án vùng lúa hàng hoá chất lượng cao, trên diện tích 500 ha tại 7 xã, phường với tổng vốn đầu tư trên 17 tỷ đồng. Qua hơn nửa chặng đường triển khai thực hiện Dự án đã mang lại những hiệu quả nhất định nhưng cũng còn nhiều điều trăn trở.
Việc xây dựng Dự án vùng lúa hàng hoá chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp hiện nay và tiềm năng đất đai, thiên nhiên, con người Nghĩa Lộ. Hơn nữa, trong nhiều năm qua, năng suất lúa ở Nghĩa Lộ luôn cao nhất tỉnh nhưng cuộc sống của người làm nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn bởi sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao.
Dự án vùng lúa hàng hóa được triển khai đã qua 3 vụ và đạt được những kết quả bước đầu từ cơ cấu giống đến năng suất và chất lượng. Vụ mùa 2008, sản lượng lúa hàng hóa đạt 2.505 tấn, năm 2009 sản lượng đạt 5.444 tấn, năng suất bình quân đạt 12,13 tấn/ha, giá trị đạt 55 - 60 triệu đồng/ha. Cái được lớn nhất từ khi thực hiện Dự án đến nay là đã làm thay đổi được nhận thức của người dân từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hoá. Người dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn. Đồng thời, đời sống người dân cũng được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những bất cập mà các cấp chính quyền ở thị xã Nghĩa Lộ cũng như người dân vùng Dự án cần phải khắc phục. Đó là công tác chỉ đạo, tuyển chọn bố trí giống chủ lực có năng suất, chất lượng cao còn lúng túng, ruộng đất vẫn manh mún, không đáp ứng cho việc cơ giới hóa vào đồng ruộng, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu như hệ thống thủy lợi, đường nội đồng; năng suất lúa tuy đã cao, nhưng còn thấp so với tiềm năng đất đai, con người và lợi thế về khí hậu, thủy lợi, các hạng mục đầu tư.
Đã có sản phẩm hàng hóa, song chất lượng chưa ổn định, khối lượng ít, giá trị kinh tế chưa cao. Lúa, gạo chủ yếu là giống có giá trị kinh tế thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chế biến cũng còn nhiều yếu kém hay nói một cách khác là chưa có sự đầu tư. Mỗi năm, vùng sản xuất lúa hàng hóa này tung ra thị trường trên 7 ngàn tấn lúa, gạo nhưng khi đến thị xã Nghĩa Lộ, muốn mua ít lúa gạo về ăn, làm quà là rất khó khăn. Chợ Mường Lò không hề có lúa, gạo chất lượng cao của Mường Lò và thay vào đó là lúa gạo của Lai Châu, Hải Dương, Thái Bình…
Cứ như tình trạng hiện nay, không biết đến bao giờ thị xã Nghĩa Lộ mới xây dựng được thương hiệu lúa, gạo Mường Lò? Một tồn tại nữa không thể không nói đến, đó là người dân vùng dự án về sản xuất lúa gạo hàng hóa vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Vụ mùa và đông xuân 2008 - 2009, Nhà nước hỗ trợ tiền giống, bà con gieo cấy đều đạt 100% diện tích lúa hàng hoá chất lượng cao.
Nhưng đến vụ mùa 2009, không có sự hỗ trợ tiền giống, ngay lập tức diện tích giảm đi một nửa. Hầu hết nông dân nhận thức về sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao giá trị thu nhập hơn gấp 1,5 lần so với sản xuất lúa lai, lúa thường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhưng khi không có hỗ trợ giống thì nhiều hộ lại không sản xuất nữa và hầu hết đều đổ lỗi cho giá giống cao, nông dân kinh tế còn khó khăn, không đủ tiền mua giống chất lượng cao.
Đó là những thực tại mang nhiều yếu tố bất cập ở một vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao. Thiết nghĩ các cấp chính quyền, ngành chuyên môn ở thị xã Nghĩa Lộ, người dân trong vùng dự án cần khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.
Thanh Phúc
Các tin khác
Ngày 27-1, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu.
YBĐT - Vụ rét cuối năm 2007 - đầu năm 2008 đã làm thiệt hại hơn 7000 con gia súc trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đây là bài học đắt giá cho các địa phương và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh trong việc chăm sóc đàn gia súc trong mùa đông năm 2010.
>>> Văn Yên: Chủ động phòng chống dịch bệnh và đói rét cho gia súc
YBĐT - Huyện Văn Yên (Yên Bái) đang rất quyết liệt với việc phòng, chống dịch bệnh và chống rét cho gia súc. Lực lượng thú y, khuyến nông, các đoàn thể cùng vào cuộc để phòng chống dịch bệnh và hướng dẫn nông dân chăm sóc gia súc vượt qua giá rét.
YBĐT - Năm 2009, huyện Văn Chấn (Yên Bái) thu 33,037 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, bằng 138% kế hoạch tỉnh giao và bằng 127 % kế hoạch huyện giao, tăng 34% so với cùng kỳ.