Hiệu quả từ dự án phân viên nén dúi sâu

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/4/2012 | 9:09:38 AM

YBĐT - Việc áp dụng mô hình phân viên nén dúi sâu đã giúp bà con nông dân vừa tiết kiệm chi phí, nhân lực vừa tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau 7 năm triển khai dự án phân viên nén dúi sâu (FDP) do tổ chức Codespa Tây ban Nha tài trợ thông qua Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, hàng nghìn hộ dân trong tỉnh đã được hỗ trợ áp dụng phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa với mô hình bền vững về truyền thông đại chúng và hệ thống cung cấp phân viên qua các doanh nghiệp nhỏ, giúp cho người dân thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Vụ xuân năm nay là năm thứ 2 gia đình chị Hảng Thị Mây ở thôn Tà Chơ xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải sử dụng bón phân viên nén dúi sâu cho gần 2ha ruộng. Thay cho việc ước lượng lượng phân đạm, phân ka li bón lót và bón thúc đem rải đều trên khắp thửa ruộng như trước đây, được cán bộ khuyến nông tận tình hướng dẫn, chị Mây đã dễ dàng sử dụng phân viên nén dúi sâu đưa xuống ruộng đảm bảo đúng kỹ thuật.

Hơn thế, với ưu điểm của phân viên nén là đã có đủ lượng đạm và ka li, được nén chặt, vùi sâu dưới bùn và không phải bón bổ sung trong suốt vụ lúa, chị Mây dễ dàng nhận thấy lợi ích thiết thực trước mắt là tiết kiệm được nguồn phân bón cũng như ngày công lao động cho gia đình.

Chị Mây cho biết: “Trước đây, chưa có phân viên dúi sâu, gia đình mình phải đi nhờ cấy, mất nhiều tiền để mua phân bón, nay được hội phụ nữ huyện, xã và cán bộ khuyến nông hướng dẫn bón phân viên dúi sâu cho năng suất cao nên năm nay gia đình mình tiếp tục sử dụng phân viên dúi sâu để cho năng suất cao hơn”.

Xã Cao Phạ huyện Mù Cang Chải bắt đầu áp dụng phân viên nén dúi sâu vào sản xuất lúa nước từ năm 2010. Đến vụ xuân năm nay, toàn xã đã có trên 60 hộ nông dân sử dụng loại phân viên nén này. Cũng như ở Cao Phạ, nông dân của nhiều địa phương trong huyện Mù Cang Chải như Nậm Có, La Pán Tẩn… cũng sử dụng phân viên nén dúi sâu vào sản xuất lúa nước.  Toàn xã La Pán Tẩn hiện có 60 hộ nông dân sử dụng phân viên nén dúi sâu phù hợp với giống lúa lai 838 và một số giống lúa địa phương cho năng suất và sản lượng cao. Vụ xuân năm nay, xã La Pán Tẩn gieo cấy 224ha lúa, trong đó có trên 150 ha lúa lai bón phân viên nén dúi sâu.

Cùng với thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất, việc áp dụng mô hình phân viên nén dúi sâu đã giúp bà con nông dân trong xã vừa tiết kiệm chi phí, nhân lực vừa tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

 Chị Hảng Thị PLa ở thôn La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn cho biết: “Mình thấy sử dụng phân viên nén dúi sâu tốt lắm, chỉ bỏ một ít tiền để mua phân bón, chỉ phải bón một lần, không bị rửa trôi và bay hơi nên rất tốt cho ruộng bậc thang của đồng bào mình, không phải mất nhiều thời gian và lại cho năng suất cao.

Vụ mùa năm ngoái, gia đình mình đã mua 10kg phân viên nén dúi sâu bón cho gần 1 sào ruộng với giống lúa lai 838 đã cho năng suất cao. Vụ xuân năm nay gia đình sẽ tiếp tục mua thêm 30kg phân viên nén dúi sâu để bón cho trên 2,5 sào ruộng”.

Sử dụng phân viên nén dúi sâu trong sản xuất lúa nước được đưa vào thử nghiệm từ vụ xuân năm 2007 tại huyện Lục Yên với 600 hộ sử dụng cho 68 ha ruộng ở 3 xã Tô Mậu, Minh Xuân và xã Khánh Thiện. Đến nay toàn tỉnh đã có trên 60 nghìn hộ nông dân áp dụng ở 163 xã với diện tích trên 6.000ha.

Từ thực tế sản xuất cho thấy, phân viên nén được phân hủy chậm hơn và được bón vùi sâu dưới bùn nên không bị thất thoát hay rửa trôi và chỉ bón 1 lần cho cả vụ lúa. Do đó, bà con nông dân tiết kiệm được từ 20% đến 25% lượng phân so với cách bón vãi thông thường, năng suất lại tăng thêm từ 15% trở lên.

Theo kết quả thông kê, 100% ruộng áp dụng phân viên đều có năng suất cao hơn ruộng áp dụng phân vãi, trung bình tăng 15% năng suất, 100% nông dân khẳng định áp dụng phân viên dúi sâu tăng thu nhập do năng suất và giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động cho cả vụ.

Như vậy, việc áp dụng phân viên dúi sâu đã giúp cho nông dân giảm được 4 khâu đó là giảm giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân hóa học, giảm công và 3 tăng đó là tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Dự án đã góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh lương thực cho đồng bào miền núi.

Thời gian tới, Hội Phụ nữ tỉnh tiếp tục duy trì dự án FDP tại các huyện thị và thành phố, phấn đấu có 60-70% hộ trồng lúa áp dụng phân viên nén dúi sâu, phối hợp với trạm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật áp dụng FDP cho cây lúa nước, phối hợp với các nhà sản xuất phân viên nén dúi sâu cung ứng cho các hộ. 

Đây thực sự là cách làm phù hợp với người dân, vừa tiết kiệm đầu vào vừa tăng năng suất, dễ làm, dễ nhớ, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

P.V

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục