“Nhà mình đã có bò rồi!”

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2013 | 2:53:18 PM

YBĐT - Không giấu nổi niềm vui, anh Giàng A Dở ở thôn Khấu Ly kể: "Nhà mình có bò nuôi rồi! Con bò này được Dự án Giảm nghèo của huyện cho...".

Anh Giàng A Lứ bên con bò được hỗ trợ.
Anh Giàng A Lứ bên con bò được hỗ trợ.

Sau hơn 4 giờ đồng hồ vượt quãng đường gần 200km, chúng tôi đã có mặt tại Bản Mù (Trạm Tấu). Cheo leo bên sườn núi là những ngôi nhà nhỏ nằm rải rác cách nhau hàng cây số. Bản Mù hôm nay đã đổi thay nhiều, đó chính là nhờ hiệu quả của Dự án Giảm nghèo được triển khai tại huyện Trạm Tấu. Một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ dự án là Khấu Ly với tiểu dự án chăn nuôi bò thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn II triển khai năm 2011.

 Nhà mình đã có bò rồi!

Không giấu nổi niềm vui, anh Giàng A Dở ở thôn Khấu Ly kể: “Nhà mình có bò nuôi rồi! Con bò này được Dự án Giảm nghèo của huyện cho. Cũng bõ công chăm sóc, nó đã đẻ ra một con bê vào đầu năm 2012. Khi nào con bê cai sữa thì mình sẽ chuyển con bò mẹ cho hộ khác trong thôn nuôi cho nó đẻ tiếp”.

Gia đình anh Dở có tất cả 7 nhân khẩu, ruộng nương chỉ có gần 1ha. Vì vậy, ngoài chăn nuôi con gà, con lợn thì mọi người trong nhà thay nhau vào rừng kiếm củi đem ra chợ bán rồi đổi lấy lương thực, thực phẩm. Lấy vợ từ năm 1994 nhưng chưa bao giờ trong nhà anh Dở có nổi 1 triệu đồng để phòng khi đau ốm. Bữa ăn hàng ngày của gia đình nhiều khi phải độn thêm khoai, sắn, miễn sao cho no cái bụng.

Từ tháng 8 năm 2011, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo giai đoạn II huyện Trạm Tấu triển khai tiểu dự án bò tại thôn Khấu Ly. Đây là tiểu dự án nằm trong Hợp phần sinh kế thuộc Dự án Giảm nghèo. Qua khảo sát, bước đầu có 10 hộ dân tại thôn Khấu Ly tham gia tiểu dự án nuôi bò sinh sản được hỗ trợ 5 con bò cái giống từ 22 đến 24 tháng tuổi, trị giá 10 triệu đồng 1 con. Theo đó, 5 hộ đầu tiên chăm sóc cho đến khi bò mẹ đẻ, họ sẽ giữ lại con bê và tiếp tục chuyển bò mẹ cho 5 hộ khác trong thôn nuôi tiếp.  Cứ thế, con bò sẽ được trao tay dần từng hộ trong thôn. Không phụ công người chăn nuôi, đến nay, đã có 4/5 con bò sinh sản thành công.

Mong thôn khác cũng có bò nuôi!

Ở vùng núi này, người dân sống nhờ vào nương vào rẫy hay những vật nuôi và rau quả tự trồng. Cả đời họ có khi không bước ra ngoài huyện. Nghèo là vậy nhưng với bản tính hiền lành, tốt bụng, họ luôn nghĩ đến những người xung quanh. Khi có một tài sản lớn trong nhà là con bò, họ cũng mong thôn khác được hỗ trợ như vậy.

Anh Giàng A Lứ, thôn Khấu Ly giãi bày: “Nhà mình nghèo lắm, cũng chỉ biết làm nương rẫy thôi nên khi biết được nhận bò mình phấn khởi lắm! Ngoài việc cho thêm giống cỏ voi làm thức ăn cho bò và tấm lợp để làm chuồng trại, Ban Dự án Giảm nghèo cũng cử cán bộ xuống hướng dẫn mình cách chăn thả. Vừa rồi, bò nhà mình cũng đã đẻ, mình sẽ chăm con bê thật tốt để sau này bán lấy tiền lo cho con cái được học hành cao lên. Mình cũng nghĩ rằng, thôn mình đã có bò nuôi rồi, vì thế mong muốn xã và huyện, Ban Dự án Giảm nghèo của huyện hỗ trợ bò cho người dân ở các thôn khác nữa”.

 Tiểu dự án, hiệu quả lớn

Sau 2 năm triển khai Dự án Giảm nghèo giai đoạn II, huyện Trạm Tấu đã có những đổi thay. Tại nhiều thôn bản, người dân đã được sử dụng nước sạch, đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải bê tông… Riêng việc hỗ trợ người dân nuôi bò sinh sản tại thôn Khấu Ly chỉ là một tiểu dự án nhưng hiệu quả thật sự không nhỏ. Điều đó được khẳng định rõ ràng từ chính niềm vui của những người dân được hỗ trợ bò và quan trọng hơn là thay đổi nhận thức, tập quán của người dân nơi đây về cách chăn nuôi, trồng trọt…

Ông Lương Ngọc Thuấn, cán bộ Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo giai đoạn II huyện Trạm Tấu cho biết: “Trong các tiểu dự án thực hiện năm 2011, hỗ trợ bò là tiểu dự án được chọn làm điểm tại thôn Khấu Ly. Ban đã thực hiện đúng qui định là chọn ra một nhóm gồm 10 hộ nghèo nhưng đồng thời đảm bảo về nhân lực để chăn nuôi. Quá trình thực hiện, các hộ dân rất phấn khởi, chăn nuôi bò đúng hướng dẫn và có sự trao đổi với nhau thường xuyên.Các hộ trong nhóm cũng ký cam kết cho đến cuối quí II năm 2013 sẽ thực hiện luân chuyển bò cho 5 hộ khác trong thôn”.

Sau thời gian đủ quy trình đối với bò sinh sản, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện giao bò cho xã, từ đó xã sẽ tiếp tục luân chuyển cho các gia đình khác. Trong năm 2013, Ban tiếp tục triển khai hơn 60 tiểu dự án về chăn nuôi lợn, dê, trâu, ong…tới những hộ nghèo tại các thôn, bản khác trong huyện với hy vọng sẽ thành công như tiểu dự án nuôi bò, giúp những người dân bản Mông thoát khỏi cảnh nghèo.

 Tuấn Anh (Phân xã Yên Bái)

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục