Góp phần thúc đẩy sản xuất ở vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2013 | 2:32:32 PM

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm nghiệp ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một nền sản xuất tự cung, tự cấp và chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính thì nay đồng bào dân tộc Mông đã biết đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, gieo cấy hai vụ, đưa cây màu có giá trị cao vào sản xuất và nuôi nhốt gia súc...

Khuyến nông viên hướng dẫn nông dân xã Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.
Khuyến nông viên hướng dẫn nông dân xã Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.

Đạt được những kết quả đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của người dân, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở.

Chỉ cách đây vài năm, đồng bào Mông vùng cao Trạm Tấu vẫn còn tập quán canh tác lạc hậu. Phần lớn diện tích sản xuất lúa nước chỉ gieo cấy một vụ mùa, sử dụng giống lúa địa phương là chính, không đầu tư thâm canh dẫn đến năng suất rất thấp, chỉ đạt 32 - 35 tạ/ha; chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, đất đai nhiều nhưng đói nghèo triền miên.

Nhưng hôm nay, hàng trăm héc-ta lúa ruộng đã được gieo cấy 2 vụ, cơ bản đưa giống lúa lai, lúa thuần vào sản xuất. Không chỉ có vậy, bà con còn biết làm mạ khay, mạ che ni lông, bón phân cân đối và làm khá tốt công tác phòng chống sâu bệnh. Nhờ vậy, năng suất lúa đã đạt trên 40 tạ/ha, có nhiều xã như: Hát Lừu, Bản Công, Bản Mù... năng suất đã đạt gần 50 tạ/ha. Trên 1.200ha lúa nương mộ nay đã chuyển đổi được 800ha sang trồng ngô, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm không ngừng phát triển, các trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trâu với quy mô lớn theo hướng hàng hóa thị trường ngày một nhiều.

Có được những kết quả ấy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực của người dân, trong đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông, nhất là các khuyến nông viên cơ sở. Thông qua các buổi họp thôn bản, các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, cán bộ khuyến nông đã lồng ghép tuyên truyền, vận động đồng bào đưa các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, lực lượng khuyến nông viên còn thường xuyên tập huấn kỹ thuật về thâm canh lúa nước, chăn nuôi, trồng và phát triển nghề rừng cho hàng trăm ngàn lượt nông dân. Chỉ tính riêng trong năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013, toàn huyện đã mở 268 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 22.000 lượt hộ nông dân tham gia học tập và xây dựng hàng chục điểm mô hình trình diễn. Lực lượng khuyến nông viên cơ sở còn hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng cho hàng ngàn lượt hộ nông dân về kỹ thuật phòng chống rét cho mạ, bón phân cân đối, phân viên nén dúi sâu, chăm sóc lúa, ngô và cách phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng, cách phòng chống dịch bệnh trên gia súc.

Khuyến nông viên cũng là người quản lý dịch bệnh ở xã, thôn, bản, khi có dịch là báo cho xã, Trạm Khuyến nông và Trạm Bảo vệ thực vật huyện, tỉnh để có phương án xử lý, bao vây dập dịch. Họ cũng là người tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh cho đàn vật nuôi đến người dân hiệu quả nhất. Gia đình nào có lợn, trâu, bò, gà ốm là họ lại cùng cán bộ thú y tìm cách chữa trị...

Những công việc của khuyến nông viên nơi vùng cao này rất vất vả. Lúa sinh trưởng kém, sâu bệnh, gia súc, gia cầm bị ốm là nông dân gọi cán bộ khuyến nông. Họ lại băng đèo, lội suối, thậm chí đi cả ngày đường mới đến nơi để tìm cách chữa trị, tiêm thuốc đồng thời hướng dẫn trực tiếp nhân dân cách xử lý hiệu quả. Anh Đinh Văn Cường quê ở Trấn Yên lên Trạm Tấu đã hơn 6 năm, là khuyến nông viên phụ trách xã Tà Xi Láng nói: "Công tác ở xã vùng cao này rất vất vả, lương thì thấp, công tác phí chỉ được vài trăm ngàn đồng mỗi tháng, đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Muốn nói để bà con nghe, bà con hiểu, chúng tôi phải học thêm cả tiếng địa phương nữa.

Nếu không có tình yêu nghề, không vì vùng cao còn nhiều khó khăn thì rất khó trụ vững". Dẫu nơi vùng cao này còn nhiều khó khăn, còn nhiều việc phải làm nhưng với những chuyển biến hiện tại và những đóng góp của đội ngũ khuyến nông viên vào sự phát triển của địa phương thì không ai có thể phủ nhận. 

Những cán bộ khuyến nông viên nơi vùng cao Trạm Tấu vẫn ngày đêm bám bản, bám làng để đưa những kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Niềm vui lớn với họ là những mùa vàng bội thu, thóc đầy bồ, ngô đầy đồi, gia súc, gia cầm đầy nhà, nông dân vơi được đói, giảm được nghèo, từng bước đưa vùng cao tiến kịp vùng thấp.

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Giá xăng dự báo được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày mai (16/5).

Theo thông lệ, ngày mai 16/5, giá xăng dầu bán lẻ trong nước bước vào kỳ điều hành mới với dự báo có nhiều thay đổi.

Thị trường vàng biến động mạnh trong thời gian qua

Trước tình hình giá vàng biến động phức tạp, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng nhiều vấn đề, trong đó tập trung sửa đổi một số quy định về độc quyền vàng miếng SJC.

Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần từ hôm nay (15-5) thay vì tối thiểu 6 tháng một lần như trước đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra thực địa mô hình trồng sâm của Công ty cổ phần Palex Việt Nam tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định, mô hình trồng sâm của Công ty cổ phần Palex Việt Nam tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi, Mù Cang Chải là hướng đi đúng theo định hướng phát triển chung của tỉnh Yên Bái, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là hướng phát triển kinh tế bền vững, tạo sinh kế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục