Đo lường sự hài lòng của người dân về giáo dục

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/9/2013 | 2:28:41 PM

Những năm gần đây, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, phụ huynh và cả chính những nhà giáo đã được báo chí đăng tải. Nhiều cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức để mổ xẻ nguyên nhân và tìm giải pháp... Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng giáo dục của các trường công lập vẫn chưa làm người dân yên tâm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước thực tế này, ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã ký Quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công”.

Phạm vi của Đề án là đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công ở các cấp học, trình độ đào tạo

Mục tiêu của Đề án là nhằm đánh giá một cách khoa học và khách quan chất lượng dịch vụ của các cơ sở giáo dục công. Từ kết quả đo lường, các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục sẽ nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của người dân để có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người dân.
 
Phạm vi của Đề án là đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công ở các cấp học, trình độ đào tạo gồm giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học trên phạm vi cảnước.
 
Đối tượng đánh giá là các cơ sở công lập trực tiếp cung ứng dịch vụ giáo dục gồm trường, cơ sở, trung tâm… Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên và đại diện gia đình người học.
 
Theo Quyết định, các yếu tố để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trên 5 nội dung cơ bản tạo nên chất lượng dịch vụ giáo dục công, từ đó được phân tích thành các tiêu chí thành phần để đo lường như: Tiêu chí Tiếp cận dịch vụ (bao gồm tiếp cận thông tin, các thủ tục khi nhập học, chuyển cấp và ra trường, chi phí và các chính sách hỗ trợ tài chính);tiêu chí Cơ sở vật chất, trang thiết bị (gồm phòng học, máy tính, trang thiết bị phục vụ dạy học, khu vui chơi, giải trí, khu vệ sinh, khu ký túc xá); Tiêu chí Môi trường giáo dục (công bằng, minh bạch, công khai, hợp tác, kết nối và tham gia, an toàn); tiêu chí Hoạt động giáo dục (nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường; công tác quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý; kiểm tra đánh giá kết quả hoạtđộng giáo dục, mối quan hệ liên quan trong hoạt động giáo dục).
 
Đứng cuối cùng trong bộ tiêu chí đánh giá là tiêu chí Kết quả giáo dục. Tiêu chí này bao gồm kết quả học tập, khả năng thích ứng của người học và khả năng thực hiện nghĩa vụ công dân.
 
Trên cơ sở 5 nội dung nói trên, bộ câu hỏi được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Thang đánh giá của các câu hỏi được thống nhất ở 5 mức: Rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng và rất hài lòng.
 
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy mô và quy trình chọn mẫu diều tra xã hội học sẽ đảm bảo độ tin cậy, khoa học. Số lượng mẫu điều tra xã hội học sẽ do đơn vị thực hiện hoạt động khảo sát đề xuất và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Đề án.
 
Các số liệu khảo sát và kết quả đo lường sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố với người dân và Chính phủ cũng như sử dụng để điều chỉnh các chính sách giáo dục công nhằm tăng mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ này trước hoặc theo đúng tiến độ đã được đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
 
Đề án được thực hiện từ nay đến 2020, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 sẽ triển khai áp dụng bộ công cụ đo sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục, sau đó sơ kết việc triển khai áp dụng bộ công cụ đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ công để hoàn thiện bộ công cụ.
 
Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục triển khai, đồng thời nghiên cứu các giải pháp để triển khai áp dụng có hiệu quả bộ công cụ này, tổng kết và thể chế hóa cho giai đoạn cải cách hành chính tiếp theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (CMND) đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007. Theo Nghị định mới ban hành này, sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên CMND.

Vị trí và dự báo đường đi của cơn bão số 8. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Các địa phương theo dõi sát diễn biến bão số 8, chủ động cấm biển và sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão đổ bộ vào sáng mai (19-9) trong khi Bộ Quốc phòng huy động 6 máy bay trực thăng ứng trực trong cơn bão này.

Sau một ngày bị nhấn chìm trong biển nước, sáng 18/9 nước lũ đã rút để lại cảnh hoang tàn đổ nát tại thị trấn Eađrăng (H. Eahleo, Đắc Lắc). Hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm hecta hoa màu của người dân trong phút chốc đã bị dòng nước lũ cuốn trôi.

Người cao tuổi có các bệnh liên quan đến tim mạch nên thường xuyên đến các cơ sở y tế theo dõi.

YBĐT - Hiện nay, bệnh tim mạch đang có chiều hướng gia tăng nhanh trong cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng. Những năm trước, các bệnh có liên quan đến tim mạch chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi thì nay đã xuất hiện ở người trên 30 tuổi với tỷ lệ tử vong, tàn tật hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục