Hội Nhà báo Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2014
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 2:20:46 PM
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2014 của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại Quảng Ninh (ngày 18/4) sẽ đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội trong thời kỳ mới.
|
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Thuận Hữu nhấn mạnh thông điệp: “Nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hội nghị là dịp kiểm điểm, đánh giá mọi mặt hoạt động trong năm 2013, trao đổi, thảo luận nhằm đổi mới hoạt động, phát triển Hội xứng tầm vị thế là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, là mái nhà chung của những người làm báo Việt Nam.
Năm 2013, Hội Nhà báo Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Trung ương Hội đã chỉ đạo và theo dõi các cấp hội thực hiện những công việc thường xuyên và đột xuất để hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức chính trị, xã hội, nghiệp vụ với đội ngũ hơn 20.000 hội viên.
Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 288 tổ chức cơ sở hội nhà báo, gồm 63 Hội tỉnh, thành phố; 19 Liên chi hội; 206 chi hội trực thuộc với số lượng trên 20.000 hội viên. Trong năm, gần 2.100 hội viên được kết nạp, tăng 23% so với năm 2012 và là năm có số hội viên nộp đơn và được kết nạp cao nhất từ trước đến nay.
Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội, đồng thời tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đóng góp nhiều ý kiến về các lĩnh vực chung, chú trọng vào lĩnh vực xã hội và các vấn đền liên quan đến báo chí.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới, hoạt động của các cấp Hội đã có bước chuyển biến tích cực với những kết quả rõ nét. Các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, từng bước khẳng định vị thế, nâng tầm vai trò của Hội Nhà báo trong hệ thống chính trị, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự phát triển của báo chí Việt Nam. Các cấp Hội tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch 226/KH-HNBVN của Hội về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. |
Trong năm 2013, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội đã tổ chức được 74 lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho trên 2.100 học viên, tăng gần gấp đôi so với năm 2012.
Bên cạnh đó, chất lượng Giải báo chí Quốc gia lần thứ VII được nâng cao, tạo dấu ấn tốt trong dư luận.
Năm 2014, Hội Nhà báo Việt Nam tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng và Nhà nước để đẩy mạnh toàn diện hoạt động của các cấp hội.
Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cấp hội nhằm triển khai hiệu quả và đầy đủ các chương trình, kế hoạch công tác, trong đó chú trọng thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ người làm báo.
Tham gia tham mưu, kiến nghị với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách đối với báo chí, những người làm báo, các cơ quan báo chí và việc quản lý báo chí để báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Tăng số lượng và chất lượng các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, chuyên đề giúp hội viên nâng cao trình độ, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
Tổ chức tốt Giải Báo chí quốc gia lần thứ VIII và Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội hằng năm. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo Hội các cấp, có cơ chế đặc thù để thu hút cán bộ có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về làm công tác Hội.
Triển khai tốt công tác đối ngoại theo đúng kế hoạch, đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ với Hội Nhà báo các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hoàn thiện các Đề án: Đề án về đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và công tác Hội giai đoạn 2015-2020; Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia; Đề án tiếp tục hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020; Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đề nghị các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề trọng tâm của Hội nghị, đánh giá đúng thực chất tình hình, đề ra những giải pháp quan trọng sát với thực tiễn và mang tính khả thi, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Phát biểu chào mừng Hội nghị của các nhà báo Việt Nam, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh cho rằng, trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều có những đóng góp hết sức quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí đã thực sự trở thành nhịp cầu nối ý đảng với lòng dân, cầu nối giữa Việt Nam và thế giới trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Đồng chí Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao sự quan tâm, sự hợp tác hỗ trợ và vai trò quan trọng của báo chí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh thời gian qua.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, đến với Quảng Ninh, các nhà báo đã tới một tỉnh có nhiều khác biệt như: là tỉnh duy nhất của cả nước có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc; có nhiều cảnh quan nổi trội có một không hai; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; con người, văn hóa, xã hội là nơi giao thoa, hội tụ, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng...
Đồng chí Phạm Minh Chính mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh giới thiệu và quảng bá những giá trị khác biệt nổi trội của mảnh đất và con người Quảng Ninh tới cả nước và ra quốc tế; chia sẻ những khó khăn, thách thức; tuyên truyền, ủng hộ những nhiệm vụ trọng tâm mà Quảng Ninh đang nỗ lực triển khai thực hiện trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong tỉnh.
(Theo Chinhphu)
Các tin khác
Từ khi có Pháp lệnh về người tàn tật (NTT) năm 1998, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật (NKT) dựa trên cách tiếp cận bảo đảm quyền cho NKT và điều này tiếp tục được thể chế hóa và ghi nhận trong Luật NKT (2010).
Nhiều cán bộ, chiến sĩ công an đã hy sinh, để lại một phần xương máu trên các nẻo đường của chiến dịch.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tuyển sinh 2014, sẽ có 3 - 4 mức điểm xét tuyển ĐH, CĐ 2014 đối với kỳ thi xét tuyển 3 chung. Các trường tuyển sinh riêng được thực hiện theo Đề án tuyển sinh của mình.
YBĐT - Chưa bao giờ thời tiết tại Yên Bái lại có những diễn biến bất thường và phức tạp như hiện nay khiến các loại vi rút, vi khuẩn phát triển nhanh với những biến thể khó lường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là người già và trẻ em.