Các tỉnh Tây Bắc thiệt hại hơn 150 tỷ đồng do mưa lũ
- Cập nhật: Thứ tư, 23/7/2014 | 2:02:12 PM
Lai Châu là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất trong 5 tỉnh Tây Bắc, với 6 người chết và mất tích.
Mưa lũ khiến nhiều người chết và mất tích tại các tỉnh Tây Bắc
|
Chỉ trong 3 ngày qua, tại 5 tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Điện Biên, mưa lũ đã làm chết, mất tích 13 người; hàng trăm héc ta hoa màu bị vùi lấp, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, trong đó huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đến hôm nay (23/7) vẫn bị chia cắt hoàn toàn với tỉnh. Theo tổng hợp của 5 tỉnh, ước thiệt hại lên tới hơn 150 tỷ đồng. Từ đêm qua đến sáng nay, hầu hết các tỉnh đã ngớt mưa, việc khắc phục hậu quả mưa lũ đang được nhanh chóng triển khai.
Lai Châu là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất trong 5 tỉnh Tây Bắc, với 6 người chết và mất tích. Đối với hai trường hợp nạn nhân chưa tìm thấy tại huyện Tam Đường và Tân Uyên, chính quyền địa phương tiếp tục huy động lực lượng tranh thủ mực nước trên các sông suối vừa rút tìm kiếm nạn nhân.
Ông Hà Trọng Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên cho biết: “Huyện đã tập trung lực lượng và huy động bà con sở tại thành lập các chốt ở những nơi - mà theo kinh nghiệm của bà con, xác chết có thể mắc vào”.
Sạt lở, ách tắc giao thông là vấn đề khó khăn nhất ở Lai Châu hiện nay. Tuyến tỉnh lộ 127 nối Lai Châu với Mường Tè nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, khiến địa phương này bị cô lập hoàn toàn trong mấy ngày qua. Để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cùng các ngành nông nghiệp, giao thông đã vào Mường Tè kiểm tra có biện pháp giải tỏa các điểm sụt sạt nặng.
Ông Lê Trọng Quảng cho biết: “Chúng tôi đang đi kiểm tra địa bàn huyện Mường Tè, kiểm tra lại toàn bộ các tuyến đường, các điểm dân cư, đặc biệt là các khu tái định cư thủy điện Lai Châu. Hiện nay còn một số tuyến đường lớn như Pa Tần- Mường Tè còn bị ách tắc. Sở Giao thông vận tải đang chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ tích cực đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm nhất”.
Tại tỉnh Sơn La, ngay sau khi lũ rút, các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất. Đối với gần 300 ha lúa, hoa màu bị vùi lấp và ngập úng, các huyện, thành phố đã kiểm tra, thống kê, phân loại mức độ của từng diện tích để có hỗ trợ, khắc phục kịp thời. Theo đó những diện tích lúa mới cấy bị ngập có thể khôi phục được đã hướng dẫn bà con dựng lại khóm lúa, té nước rửa bùn cho lúa.
Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu cho biết: “Một số diện tích lúa bị vùi lấp đã chỉ đạo nhân dân gieo sạ lại. Riêng cánh đồng của Thúm Cáy, huyện sẽ chỉ đạo có thể thay đổi lịch gieo sạ và cấy lại diện tích đó”.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Quá trình thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng (QS- QP) ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái được triển khai cơ bản thuận lợi nhờ cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên quan tâm. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan, đơn vị mà trực tiếp là Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố những năm qua đã giúp địa phương củng cố, duy trì tốt lực lượng dân quân và hoàn thành tốt nhiệm vụ QS- QP địa phương.
YBĐT - Những năm qua, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động. Tổ chức công đoàn đã trở thành điểm tựa vững chắc cho người lao động trên địa bàn.
YBĐT - Năm nay, tổ chức công đoàn trong toàn quốc kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2014) với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự trưởng thành và lớn mạnh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.