Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Trấn Yên lần thứ II – 2014

Chú trọng công tác dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/9/2014 | 9:05:20 AM

YBĐT - Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên luôn xác định, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từng bước rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, vùng cao với vùng thấp... là vấn đề then chốt để huyện ngày càng phát triển bền vững.

Rước lễ đình, đền xã Quy Mông.
(Ảnh: Hoàng Đô)
Rước lễ đình, đền xã Quy Mông. (Ảnh: Hoàng Đô)

Trước đây, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên nhân dân đã chuyển dần sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số Trấn Yên đa dạng, phong phú, giàu bản sắc, nhất là dân tộc Tày, Dao, Mường, Mông, Cao Lan...

Ông Phạm Lâm Phóng - Phó chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, huyện Trấn Yên luôn xác định, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từng bước rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, vùng cao với vùng thấp... là vấn đề then chốt để huyện ngày càng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng quan tâm đến vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhờ đó, việc thực hiện chính sách dân tộc đã có hiệu quả rõ nét.

Huyện Trấn Yên có 15 xã thuộc vùng khó khăn, gồm 3 xã khu vực III và 12 xã khu vực II với 64 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Yên Bái gần 10km, vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi, huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại - du lịch và dịch vụ. Tổng số dân trên địa bàn hiện có 84.701 người với 16 thành phần dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Tày, Dao, Mông, Mường, Cao Lan...

Mặt khác, Trấn Yên đã quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, các lễ hội truyền thống... Các làn điệu dân tộc đã được lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc như hát then, hát khắp của dân tộc Tày xã Hồng Ca, Hưng Khánh; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan xã Hòa Cuông; múa Chạy rùa của của dân tộc Dao xã Kiên Thành...

Một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng đã được bảo tồn như: lễ hội “Lồng tồng” của dân tộc Tày xã Kiên Thành; lễ hội “Cấp sắc” của dân tộc Dao xã Tân Đồng; lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông; lễ hội đình làng Dọc xã Việt Hồng; lễ hội đình, đền xã Quy Mông; lễ hội đình Kỳ Can xã Y Can... đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hăng say lao động của nhân dân. Đây cũng còn là dịp để quảng bá, giới thiệu với bạn bè, du khách gần xa về những tiềm năng, thế mạnh của huyện và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương.

Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thực sự có sức lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện. Trong 5 năm (2009 - 2014), Trấn Yên có 233/233 thôn, bản, khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa và đã xét công nhận 179/233 thôn, bản đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, chiếm 77%; xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa cho 17.650 hộ, đạt 80%.

Đến nay, 8/22 xã, thị trấn trong huyện có nhà văn hóa, trong đó 3/8 nhà văn hóa xã đạt chuẩn là Báo Đáp, Kiên Thành, Tân Đồng; đã xây dựng được 199 nhà văn hóa thôn, bản, khu phố với tổng giá trị đầu tư trên 2.000 triệu đồng; 100% xã, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở và đưa hệ thống truyền thanh tới các thôn, bản, tổ nhân dân; tỷ lệ hộ dân cư có phương tiện nghe nhìn ước đạt 95,6%...

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm. Trên địa bàn huyện hiện đã được xếp hạng 10 di tích cấp tỉnh, góp phần quan trọng giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho nhân dân cũng như hướng về cội nguồn.

Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Trấn Yên đã luôn đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, chung sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm mạnh giàu.

Thiên Cầm

Các tin khác

Ngày 8/9, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết mỗi ngày trung bình có khoảng 1.740 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong đó có khoảng 168 trường hợp bị đau mắt đỏ.

Khoảng 23 triệu trẻ em sẽ được tiêm miễn phí vắc-xin sởi-rubella từ nay đến tháng 2-2015.

Ngày 8-9, dự án tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin sởi-rubella cho trẻ từ một đến 14 tuổi cơ bản hoàn tất và bảo đảm đúng kế hoạch. Chiến dịch sẽ được triển khai thí điểm vào trung tuần tháng 9, sau đó triển khai đồng loạt vào tháng 10 tới đây và dự kiến kết thúc vào tháng 2-2015.

Các em nhỏ mồ côi làng SOS tham gia chương trình tại cụm rạp CGV Vincom Hà Nội.

Lần đầu tiên các trẻ em từ làng SOS tại 10 thành phố trên khắp cả nước có dịp được xem một bộ phim hoạt hình Hollywood tại những rạp chiếu phim hiện đại trong chương trình Trung Thu “Trăng cười 2014” do CGV Việt Nam tổ chức cùng lúc tại 10 thành phố gồm Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Quy Nhơn.

Đồng chí Ngô Thị Chinh tặng quà cho cháu Đoàn Quốc Cường ở thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo.

YBĐT - Nhân dịp tết Trung thu, ngày 8/9, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà cho hai cháu thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái. Cùng đi có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục