Những khó khăn cần giải quyết

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 | 2:44:43 PM

YBĐT - Gần 4 năm triển khai Dự án "Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số (BMTEDTTS) thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe" tại 20 xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của 2 huyện Văn Yên và Yên Bình cho thấy, hiệu quả mang lại khá rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Dự án cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Công tác truyền thông - giáo dục chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em vùng cao cần được chú trọng quan tâm hơn nữa.
Công tác truyền thông - giáo dục chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em vùng cao cần được chú trọng quan tâm hơn nữa.

Việc chọn và triển khai Dự án tại 20 xã gồm: Lâm Giang, Mỏ Vàng, An Bình, Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng… của huyện Văn Yên; xã Vĩnh Lạc, Khánh Thiện, Động Quan, Tân Lập, Trúc Lâu, Tô Mậu… của huyện Lục Yên là các địa phương có tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh về phụ khoa và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất trong toàn tỉnh.

Dự án với mục tiêu chung là góp phần giảm bệnh tật, tử vong bà mẹ, trẻ em trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa thông qua khuyến khích các hành vi có lợi cho sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong các cặp vợ chồng, gia đình và cộng đồng. Đối tượng can thiệp trực tiếp là phụ nữ, trẻ em và gián tiếp là người chồng, gia đình, cộng đồng, lãnh đạo chính quyền địa phương. Dự án do Trung tâm Phát triển Y tế cộng đồng cùng Sở Y tế tỉnh Yên Bái lựa chọn triển khai.

Sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp cùng những hoạt động can thiệp tích cực, phù hợp và những chuyển biến thiết thực trong nhận thức, tư duy của các đối tượng thụ hưởng tại các địa phương triển khai Dự án đã cho thấy kết quả khả quan trong công tác chăm sóc BMTEDTTS của tỉnh những năm qua. Đơn cử, đối với huyện Lục Yên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của 10 xã đã giảm từ 23% năm 2011 xuống còn 21,8% hiện nay; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 41%o giảm còn 11,6%o; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 12,7% giảm xuống còn 6,7%; tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ tăng từ 94,3% lên 96,8%...

Tại huyện Văn Yên, tỷ lệ độ tuổi mang thai lần đầu trung bình là 21,4, tăng 1,4 tuổi; tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ từ 86% tăng lên 93%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36,5% xuống còn 35,8%... Đặc biệt, người dân ở các địa phương được triển khai Dự án đã có sự thay đổi về nhận thức và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số/kế hoạch hóa gia đình, vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động bình đẳng giới… được thực hiện có hiệu quả.

Qua số liệu thống kê từ các xã của 2 huyện Văn Yên và Lục Yên, mặc dù các chỉ tiêu đã giảm song chưa nhanh; một số chỉ tiêu như phụ nữ mắc các bệnh về phụ khoa, trẻ em bị suy dinh dưỡng… còn khá cao đã phần nào chỉ ra những hạn chế và khó khăn trong quá trình triển khai Dự án. Trước hết phải kể đến giao thông đi lại khó khăn, trong khi đó các hoạt động tập trung chủ yếu vào các thôn vùng sâu, vùng xa, hệ thống thông tin liên lạc còn hạn chế, dễ bị cô lập khi gặp thời tiết không thuận lợi… đã ảnh hưởng lớn đến các đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của Dự án.

Mặt khác, cơ sở vật chất tại các nơi triển khai Dự án còn thiếu thốn, ảnh hưởng đến triển khai các hoạt động như: tập huấn kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế, dân số thôn, bản hay việc tổ chức các buổi nói chuyện, hội thi văn hóa, văn nghệ…

Một nguyên nhân nữa là trình độ nhận thức của bà con đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên công tác truyền thông đòi hỏi phải kiên trì. Năng lực tuyên truyền của một số nhân viên y tế, dân số thôn bản chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai Dự án. Hệ thống loa truyền thanh tại một số thôn, bản đã bị hư hỏng nên mới chỉ tuyên truyền được cho 60% dân số trên địa bàn…

Để Dự án tiếp tục được triển khai có hiệu quả tại các địa phương, trong thời gian tới, Ban Quản lý Dự án của 2 huyện Lục Yên và Văn Yên cần tập trung hoàn thành các chỉ số đạt thấp, phấn đấu hoàn thành mục tiêu vào cuối kỳ đồng thời cải thiện các chỉ số đạt nhưng chưa bền vững; nâng cao kỹ năng truyền thông của đội ngũ y tế thôn bản và tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đồng bào.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ của chính quyền địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; đào tạo cán bộ để thực hiện các hoạt động truyền thông; xây dựng và hỗ trợ duy trì các sáng kiến của cộng đồng về bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em lồng ghép với các chương trình, dự án hiện có; xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; tuyên truyền những gương tốt về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và bình đẳng giới…

Trần Ngọc

Các tin khác
Không lạm dụng đóng dấu để nhận xét học sinh tiểu học

Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong văn bản vừa được Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở Giáo dục&Đào tạo.

Gió Đông Nam chỉ tiếp tục gây mưa cho các tỉnh Bắc Bộ trong hai ngày tới, tuy nhiên đến chủ nhật (2/11), gió mùa Đông Bắc sẽ quay trở lại, trời chuyển rét.

YBĐT - Trong thời gian từ 15 - 25/10, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn toàn huyện, đạt 98,8% kế hoạch đề ra.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Yên Bái trong giờ ôn bài.

YBĐT - Trong những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ dành cho học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS) như: hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú... đã được ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Yên Bái triển khai có hiệu quả. Từ đó, tỷ lệ học sinh chuyên cần tại các xã vùng cao, vùng DTTS nâng lên rõ rệt, số học sinh bỏ học cũng giảm mạnh qua các năm, chất lượng đào tạo có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục