Lắng nghe trẻ em nói và hãy hành động!

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/6/2015 | 9:50:48 AM

YênBái - YBĐT - Phải khẳng định rằng trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh nói chung và thành phố Yên Bái nói riêng luôn quan tâm dành mọi nguồn lực cho trẻ em theo quan điểm dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, nhận thức về các quyền tham gia của trẻ còn hạn chế.

Hãy tích cực hành động để ngày càng có nhiều trẻ em được vui chơi trong môi trường phù hợp!
Hãy tích cực hành động để ngày càng có nhiều trẻ em được vui chơi trong môi trường phù hợp!

Việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội chưa thực sự đúng mực. Trẻ em chưa được tham gia đầy đủ vào các quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, kế hoạch theo bốn nhóm quyền cơ bản được quy định có trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đó là quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.

Từ nỗi lòng con trẻ

Em Nguyễn Tiến Hiếu - học sinh lớp 9D, Trường THCS Nguyễn Du:

Tuy là con một trong gia đình nhưng bố mẹ em vẫn luôn nghiêm khắc trong việc giáo dục em. Đôi khi điều đó lại tạo áp lực cho chính bản thân em. Từ trước tới nay, bố mẹ rất ít khi lắng nghe xem con cái mình mong muốn gì, chính vì thế con cái cũng dần trở nên e ngại với bố mẹ. Cháu mong muốn bố mẹ hiểu và lắng nghe những suy nghĩ của mình để có thể tự tin chia sẻ mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống”.

Em Nguyễn Mai Trang - học sinh lớp 4D, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi:

“Hè đến cháu muốn được vui chơi với những hoạt động như đi bơi, học hát múa tại nhà thiếu nhi... hơn là đi học hè. Vì cả năm cháu đã đi học suốt rồi nên 2 tháng nghỉ hè cháu muốn học thêm những môn học năng khiếu mà mình thích. Cháu cũng muốn bố mẹ em hiểu, không bắt cháu học hè nhiều quá”.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 với chủ đề: “Lắng nghe trẻ em nói” đặt ra cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ. Đã có khi nào chúng ta tự hỏi: Ta đã thực sự dành cho trẻ em hay chính con em mình một sự tôn trọng cần thiết? Lắng nghe tiếng nói của con trẻ? Tĩnh tâm nghe tiếng nói của lòng mình? Những đứa trẻ muốn gì ở người lớn?.. Hay chỉ làm theo những gì người lớn nghĩ và người lớn muốn. Chúng ta có thực sự tôn trọng và thấu hiểu tiếng lòng của con trẻ? Trong thực tế, nhịp sống hiện đại với những áp lực đến nghẹt thở của công việc, những lo toan cơm, áo, gạo, tiền thường nhật đã lấy đi gần như hết quỹ thời gian trong ngày của không ít ông bố, bà mẹ, để rồi nhãng quên đi cảm nhận của người thân, nhất là những tình cảm, tâm tư, nghĩ suy của con trẻ, với một quan niệm và lối mòn suy luận đơn thuần kiểu như: “trẻ con thì biết gì”, “trẻ con lắm chuyện”…

Không thể đổ lỗi cho ai khác mà chính chúng ta đã phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường, cho xã hội, để rồi tự quên đi mất bổn phận và trách nhiệm giáo dục con em từ chính gia đình. Lắng nghe nỗi lòng của con trẻ để chợt nhận ra rằng, có những điều rất giản đơn, bình dị nhưng với trẻ đó lại là niềm ước mơ, là niềm khao khát kiếm tìm. Điều con trẻ cần, có thể đó chỉ là một cử chỉ yêu thương, vỗ về an ủi, là lời động viên. Cũng có khi là ước mơ về một gia đình hạnh phúc; về một cuộc sống no cơm, ấm áo...

Trò chuyện với chúng tôi em Ngô Đức Nam - học sinh lớp 7, Trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái chia sẻ: “Cháu chỉ mong sao bố mẹ bớt bận rộn công việc để dành nhiều hơn thời gian cho con cái. Có nhiều chuyện muốn kể ra để được chia sẻ lại bị người lớn gạt phắt đi, cho là dở hơi, lắm chuyện. Cháu thấy không chỉ cha mẹ đâu mà hầu như là người lớn thường rất ít khi chịu nghe trẻ con nói...”.

... Đến suy nghĩ của người lớn

Năm 1990, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Nhưng trên thực tế, nhận thức về các quyền tham gia của trẻ em vào hoạt động của cộng đồng, xã hội còn hạn chế. Với cái “quyền” của người lớn, có nhiều khi chúng ta đã lấn lướt, át đi những quyền cơ bản như quyền được bảo vệ và tham gia của trẻ em; quên đi trách nhiệm lắng nghe con trẻ nói; trách nhiệm phải giảng giải những điều hay, lẽ phải bằng tình yêu thương và trách nhiệm của chính mình; quan trọng hơn là dành cho trẻ sự tôn trọng cần thiết.

Anh Đinh Tiến Thăng - tổ 73, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái thẳng thắn bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng việc lắng nghe suy nghĩ của con cái là rất cần thiết. Lắng nghe và cho con cái những lời khuyên sẽ khiến chúng cảm thấy bố mẹ như là những người bạn thân thiết, có thể chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống. Làm cha mẹ không hẳn lúc nào cũng đưa ra những quyết định đúng. Nếu chúng ta tôn trọng con cái, lắng nghe chúng nói thì chắc chắn việc định chúng ta sẽ hướng được con trẻ tới những điều tốt đẹp, giúp chúng tự tin hơn trong cuộc sống”.

Được biết, ngay trong Tháng hành động vì trẻ em này, thành phố Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa hướng về trẻ em với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, đặc biệt có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị khuyết tật. Với thông điệp kêu gọi các tổ chức, cá nhân tích cực hơn nữa trong hành động để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo có điều kiện được vui chơi, học tập, rèn luyện, vươn lên trong cuộc sống. Ngay tại các diễn đàn này, trên 50 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thành tích trong học tập đã được nhận học bổng của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trên địa bàn; 6 trẻ em khuyết tật và 20 học sinh vượt khó học giỏi được Thành đoàn Hải Phòng tặng xe lăn và học bổng… 

Lắng nghe con trẻ nói để hành động kịp thời. Lắng nghe con trẻ nói phải bằng tình yêu thương, trách nhiệm, sự tôn trọng đối với con trẻ là việc mà người lớn nói chung, các bậc làm cha, làm mẹ nói riêng cần phải làm.  Xin được trích lời của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2015: “...Chúng ta hãy chăm lo cho các cháu để làm sao măng non mọc thẳng thành rừng tre. Nếu chúng ta chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em để các cháu vui, khỏe và giỏi giang hơn chúng ta, thì đấy là hồng phúc của nước nhà”.

Chị Đỗ Thị Lan Phương - Bí thư Thành đoàn Yên Bái:

“Theo tôi, chủ đề "Lắng nghe trẻ em nói" trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay là một chủ đề hết sức có ý nghĩa. Đây là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, nhất là thực hiện các quyền của trẻ em, nhằm giảm thiểu số lượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo; tạo điều kiện để trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và được vui chơi, giải trí lành mạnh.

Tại Diễn đàn "Lắng nghe trẻ em nói" mà thành phố Yên Bái vừa tổ chức mới đây, với sự tham gia của 144 thiếu niên, nhi đồng đại diện cho thiếu niên nhi đồng của toàn thành phố cho thấy, đây thực sự là một diễn đàn thiết thực để trẻ em được quyền nói lên tiếng nói của mình. Những vấn đề mà các em đưa ra rất đáng để người lớn suy nghĩ, đó là trình trạng bất bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình mà ở đó trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất...

Bà Nguyễn Thùy Chinh - Phó chủ tịch UBND phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái:

“Tôi cho rằng đây là việc làm cần thiết để truyền thông về quyền trẻ em, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bổn phận, trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Đối với địa phương, đã tổ chức cho các em tham gia nhiều sự kiện ngoài trời nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

Cùng với đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để thực hiện quyền tham gia, bày tỏ ý kiến và đóng góp xây dựng chương trình, kế hoạch liên quan đến trẻ em thông qua các buổi tập huấn, diễn đàn "Trẻ với trẻ", "Hãy nghe trẻ em nói"... Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các cháu tự tin hòa nhập cộng đồng để sống tốt hơn”.

Minh Thúy – Thu Trang

Các tin khác
Người dân làm thủ tục tách sổ hộ khẩu tại trụ sở Công an xã An Bình.

YBĐT - Để làm tốt công tác phòng ngừa, không phát sinh người nghiện mới, cấp ủy, chính quyền xã An Bình (huyện Văn Yên) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, truy quét tội phạm ở tất cả các thôn, bản.

Các đoàn viên thanh niên tập võ thuật trong thời gian tham gia Chương trình “Học kỳ trong quân đội”.

YBĐT - Chương trình “Học kỳ trong quân đội” là một hoạt động thường niên đã được Tỉnh đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức từ năm 2011. Đây là chương trình nhằm tăng cường kiến thức quốc phòng cho thế hệ trẻ, đồng thời giúp các giúp các đoàn viên, thanh thiếu niên (TTN) nâng cao ý thức tự giác, ý thức kỷ luật, biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thử thách trong học tập, lao động.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Gia đình là một nhân tố không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Cùng với làng, nước (Tổ quốc), gia đình tạo thành cái trục bền vững của cộng đồng Việt Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, con người và gia đình Việt Nam gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ công nhận.

Chiều 22-6, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức "Lễ công nhận hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)". Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục