Giảm nghèo từ chính sách an sinh xã hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/6/2015 | 9:53:51 AM

YênBái - YBĐT - Nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; những năm qua các ngành, các cấp của thị xã Nghĩa Lộ đặc biệt quan tâm đến chính sách an sinh xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thị xã tạo điều kiện cho người nghèo và cận nghèo vay vốn, tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống dân trí với mục tiêu mỗi năm giảm 5% hộ nghèo.

Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Nghĩa Lộ lập danh sách hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo.
Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Nghĩa Lộ lập danh sách hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo.

Để làm tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, thị xã đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các ngành thành viên. Nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào thực hiện tốt các giải pháp để giảm nghèo thông qua thực hiện các chương trình ưu đãi đối với hộ nghèo như: cho vay tín dụng học sinh, sinh viên; vay xuất khẩu lao động; vay làm nhà ở; vay vốn phát triển kinh tế đối với hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề và giải quyết việc làm... Ngoài ra, chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo còn được tiếp cận về bảo hiểm y tế, trợ giúp pháp lý, chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện sinh hoạt và các chính sách bảo trợ xã hội khác.

Qua tiếp cận hộ nghèo, cận nghèo cho thấy, nhu cầu học nghề là rất cần thiết, nên hàng năm Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã đã chủ động phối hợp với Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú thị xã Nghĩa Lộ mở từ 10 đến 15 lớp dạy nghề cho gần 600 đối tượng là lao động nông thôn về chăn nuôi, thú y, sửa chữa xe máy, trồng trọt, chế biến nông sản; phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, thông qua các tổ chức đoàn thể, mở các lớp  tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Nhiều mô hình qua tập huấn trực tiếp tại cơ sở, đã phát huy hiệu quả thiết thực đối với từng hộ. Điển hình như năm 2009, thị xã tiếp nhận triển khai dự án mô hình phát triển bò sinh sản cho 61 hộ nghèo.

Tham gia dự án gồm các hộ nghèo các xã: Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi. Đến nay, số bò sinh sản đã tăng lên 100 con và được luân chuyển đến 77 hộ khác. Mô hình nuôi lợn nái sinh sản năm 2012 cho 46 hộ nghèo của xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, đến nay đã luân chuyển theo định kỳ thêm 9 hộ, nâng số lợn sinh sản được 182 con và nâng tổng đàn lên 227 con. Do thấy hiệu quả của việc nuôi lợn nái sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, có 40 hộ nghèo của xã Nghĩa Lợi được tiếp cận dự án với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ. Nhiều hộ đã xây dựng quy mô chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt từ 3 đến 5 lợn lái, 50 lợn thịt và cho thu nhập từ 50 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng/hộ/năm.

Cùng với các mô hình giảm nghèo, từ năm 2011 đến nay, thị xã còn có 177 hộ nghèo của các phường, xã được hỗ trợ về nhà ở với mức  40 triệu đồng/hộ để hộ nghèo có nhà ở ổn định, bảo đảm cuộc sống. Qua tổng hợp của các ngân hàng trên địa bàn thị xã, hiện nay ngân hàng đã tạo điều kiện cho 2.860 hộ nghèo vay vốn với số tiền trên 45 tỷ đồng và 146 hộ cận nghèo vay vốn với số tiền gần 4 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Ngoài ra, các ngân hàng còn tạo điều kiện cho 517 học sinh, sinh viên vay tín dụng với số tiền gần 10 tỷ đồng; tạo điều kiện cho 31 trường hợp vay vốn xuất khẩu lao động với số tiền gần 500 triệu đồng; cho 317 hộ vay làm nhà ở với số tiền trên 2,5 tỷ đồng; 575 hộ được vay vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn vay với số tiền trên 14 tỷ đồng; vay giải quyết việc làm có 326 hộ với số tiền gần 7 tỷ đồng...

Từ chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, đến nay 100% người nghèo trên địa bàn thị xã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các chính sách bảo trợ xã hội khác như: Hỗ trợ gạo vào dịp tết Nguyên đán, đói giáp hạt bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng, đủ số lượng và đối tượng. Phong trào chung tay hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo đã thu hút các tổ chức, đoàn thể của thị xã như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... cùng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ bằng tiền mặt, hiện vật và  công lao động, góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 25,91% năm 2011 xuống còn 13,40% năm 2014. Đời sống người dân từng bước cải thiện, đã góp phần đẩy lùi tập tục lạc hậu, tăng cường mối đại đoàn kết các dân tộc, ý thức chung tay xây dựng thôn mới ở Nghĩa Lộ ngày càng được thể hiện rõ trong mỗi người dân.

 Thái Hưng

Các tin khác
Nhờ huy động tốt mọi nguồn lực, cơ sở vật chất các trường mầm non ở Văn Chấn đã được cải thiện rõ rệt.

YBĐT - Sau gần 5 năm thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015, đến nay, huyện Văn Chấn có 31/31 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập với tỷ lệ huy động trẻ đạt 99,2%. Để duy trì, giữ vững kết quả, huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục (XHHGD) để huy động sự đóng góp từ nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.

Ảnh minh họa

Từ ngày 26-28/6/2015, Ngày hội Gia đình Việt Nam - năm 2015 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội).

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Kujira.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong 6 giờ vừa qua, bão số 1 hầu như ít dịch chuyển và mạnh lên cấp 9, giật mạnh cấp 12.

Ngày 23-6, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, số thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015 là hơn 1 triệu em. Trong đó 27,8% dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, 59% dự thi vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào đại học, cao đẳng và 13,2% thí sinh tự do chỉ thi đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục