Thuận lợi mới cho công tác dân số vùng đặc biệt khó khăn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2016 | 9:57:25 AM

YBĐT - Những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) của tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được khống chế, duy trì ở mức 1,2%.

Đề án về công tác DS/KHHGĐ tại 72 xã ĐBKK của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 sẽ góp phần giảm sinh nhanh ở những xã khu vực này.
Đề án về công tác DS/KHHGĐ tại 72 xã ĐBKK của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 sẽ góp phần giảm sinh nhanh ở những xã khu vực này.

Từ một tỉnh có mức sinh cao, năm 2012, Yên Bái đã đạt mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,08. Các vấn đề về chất lượng dân số đã bước đầu được đề cập và triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề DS/KHHGĐ cũng còn nhiều hạn chế.

Hiện, Yên Bái là tỉnh có quy mô dân số trung bình so với cả nước nhưng mức sinh không ổn định, nhạy cảm, dễ bị tác động tăng sinh trở lại nếu không có biện pháp quản lý, có chính sách dân số hợp lý, bền vững. Chất lượng dân số còn thấp so với cả nước. Cụ thể, mức sinh còn chênh lệch khá lớn giữa các vùng, những địa bàn vùng cao, vùng khó khăn tỷ suất sinh thô còn trên 25%, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, nhưng hiện vẫn tồn tại, diễn ra khá phổ biến tại vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Mặt khác, qua 3 năm (2013 - 2015) thực hiện Nghị quyết 29/2012/HĐND ngày 12/12/2012 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ công tác DS/KHHGĐ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2016 cho thấy, các chính sách hỗ trợ của tỉnh là yếu tố quan trọng giúp khắc phục những khó khăn có tính chất đặc thù và trở thành động lực trong việc thúc đẩy phong trào thực hiện chính sách DS/KHHGĐ của tỉnh.

Tuy nhiên, để phù hợp với định hướng công tác DS/KHHGĐ trong giai đoạn tiếp theo, cần có sự thay đổi, bổ sung một số chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 29/2012/HĐND tại vùng cao, vùng ĐBKK nhằm thực hiện giảm sinh nhanh và bền vững, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, góp phần ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số của vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Vì vậy, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án về công tác DS/KHHGĐ tại 72 xã ĐBKK của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.

Theo thống kê của ngành dân số, tại vùng cao, vùng ĐBKK của tỉnh, tỷ suất sinh thô và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, mức độ giảm hàng năm chậm so với toàn tỉnh; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai thấp hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh, chỉ khoảng 58%; tỷ lệ tảo hôn ở mức cao, còn rải rác tình trạng hôn nhân cận huyết thống; tỷ lệ đẻ tại nhà khoảng 50%. Thực trạng đó cho thấy, việc thực hiện Đề án về công tác DS/KHHGĐ tại 72 xã đặc ĐBKK của tỉnh là vô cùng cần thiết.

Đề án sẽ thực hiện đồng bộ các hoạt động: mua thuốc thiết yếu và chi phí dịch vụ KHHGĐ; bồi dưỡng đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai; hỗ trợ người vận động đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai; hỗ trợ tổ chức chiến dịch truyền thông; trả thù lao cho cộng tác viên DS/KHHGĐ và cô đỡ thôn, bản; trang bị phương tiện phục vụ truyền thông; thưởng xã không sinh con thứ ba trở lên, xã giảm trên 50% tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên so với năm trước và không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tổng kinh phí của tỉnh hỗ trợ thực hiện Đề án là trên 18,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí cho năm 2016 là trên 3,6 tỷ đồng.

Với việc triển khai thực hiện Đề án này, mục tiêu đặt ra trong công tác DS/KHHGĐ tại 72 xã ĐBKK là giảm sinh nhanh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, không còn hôn nhân cận huyết thống nhằm góp phần duy trì mức sinh thấp hợp lý, cải thiện chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện hoàn thành mục tiêu DS/KHHGĐ giai đoạn 2016 - 2020. Đề án này sẽ là cơ sở quan trọng để công tác DS/KHHGĐ đạt được những kết quả khả quan trong thời gian tới.

Hạnh Quyên  

Các tin khác
Ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh, thanh toán BHYT ở huyện Mù Cang Chải còn nhiều khó khăn do thiếu máy tính, mạng Internet và nhân lực áp dụng CNTT.

YBĐT - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý khám chữa bệnh (KCB) và thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) là yêu cầu bức thiết để hiện đại hóa ngành y tế. Tuy nhiên, vấn đề này trong thời điểm hiện tại đang còn gặp nhiều khó khăn.

Cuộc họp công bố chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục ngày 28-4.

Ngày 28-4, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo Tuổi trẻ và Tập đoàn Văn phòng phẩm Thiên Long công bố chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”, nhằm cổ vũ động viên, khuyến khích thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Ảnh minh họa

Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49), Công an tỉnh Bình Phước tiến hành kiểm tra phát hiện 4 cơ sở kinh doanh thịt động vật trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tàng trữ, mua bán thịt động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối và có dấu hiệu bơm tẩm hóa chất.

Nhân dân xã Đại Sơn (Văn Yên) tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Xuất phát từ thực tế cuộc sống du canh, du cư là tập quán lạc hậu của một số đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng cao, nhất là dân tộc Mông, Dao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục