Sơn A khó khăn trong vận động không sinh con thứ ba

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2016 | 2:29:18 PM

YBĐT - Chị Lò Thị Vượng - cán bộ chuyên trách dân số xã Sơn A (Văn Chấn) cho biết: “Một trong những khó khăn trong thực hiện công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn xã là vấn đề hạn chế tình trạng sinh con thứ ba trở lên”.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Sơn A tuyên truyền việc không sinh con thứ ba tới chị em phụ nữ.
Cán bộ chuyên trách dân số xã Sơn A tuyên truyền việc không sinh con thứ ba tới chị em phụ nữ.

Đúng như chị Vượng chia sẻ, Sơn A có trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai nối dõi còn nặng nề trong quan niệm của nhiều người dân. Xuất phát từ tư tưởng đó nên nhiều gia đình có 2 con gái vẫn muốn sinh thêm con để có con trai. Như trường hợp gia đình chị Lò Thị Tím ở thôn Cò Cọi đã có 2 con gái nhưng vẫn sinh thêm con thứ ba để có con trai. Gia đình chị Hà Thị Thắm ở thôn Bản Cóc cũng vậy, đã có 3 con gái nhưng vẫn sinh thêm con với mong muốn có con trai…

Chị Lò Thị Vượng cho biết, trong quý I năm 2016, cả xã có 2 trường hợp trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên trong tổng số 13 trẻ em sinh ra. Hiện có 5 trường hợp phụ nữ đang mang thai con thứ ba trở lên. Trong năm 2015, toàn xã cũng có 5 trường hợp trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên trong tổng số 84 trẻ được sinh ra.

Tính đến hết quý I năm nay, toàn xã có hơn 1.260 phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi, trong đó, số phụ nữ có chồng là hơn 930 người. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là gần 690 người và có đến hơn 240 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Mặc dù đã rất nỗ lực trong tuyên truyền, vận động, song việc tuyên truyền của cán bộ dân số xã cho các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và người dân không sinh con thứ ba trở lên gặp khá nhiều khó khăn.

Chị Vượng cho biết thêm: “Không ít gia đình khi chúng tôi đến tuyên truyền đã tỏ rõ thái độ không hợp tác. Có gia đình thậm chí còn không tiếp chuyện chúng tôi hoặc nói thẳng rằng, việc sinh đẻ là việc riêng của họ, không liên quan gì đến chúng tôi. Có người nói họ đẻ họ nuôi, không cần chúng tôi phải lo…”.

Theo chị Vượng, phải thừa nhận rằng, chế độ phụ cấp cho cộng tác viên dân số hiện nay quá thấp cũng phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Song, cơ bản là việc hạn chế tình trạng không sinh con thứ ba hiện chủ yếu được thực hiện bằng tuyên truyền, vận động nhằm tác động tới nhận thức, ý thức của người dân trong khi nhiều người còn khá nặng nề vấn đề sinh con trai nên công tác này còn gặp khó khăn. Những khó khăn này càng đòi hỏi đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ ở Sơn A phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm đạt hiệu quả hơn trong việc hạn chế tình trạng sinh con thứ ba trên địa bàn xã.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Các lực lượng chức năng cùng người dân nỗ lực giải cứu cá voi mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Thịnh.

Sáng 25/5, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và người dân xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang nỗ lực tiến hành giải cứu một con cá voi nặng khoảng 15 tấn trôi dạt vào bờ biển của xã.

YBĐT - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã công bố danh sách học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2016.

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường thực hiện quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) trong ngành y tế, thời gian qua, với nhiều biện pháp cụ thể, đội ngũ cán bộ, người lao động trong ngành đã nhận thức đầy đủ hơn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, với kinh tế, xã hội, với môi trường. Từ đó, có hành động cụ thể quyết tâm xây dựng môi trường không khói thuốc.

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, rừng đã được quản lý, bảo vệ tốt.

YBĐT - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Yên Bái, rừng đã được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn. Các chủ rừng, hộ gia đình cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng (BVR), trồng rừng được hưởng lợi hàng chục tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục