Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2016)

Phấn đấu đưa sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch phát triển bền vững, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/8/2016 | 1:58:04 PM

YBĐT - Ngày 28/8/1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Tuyên cáo thành lập Bộ Thông tin Tuyên truyền (tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ngày nay). Qua nhiều giai đoạn với 12 tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ, từ Bộ Thông tin Tuyên truyền đến Bộ Tuyên truyền Cổ động, Nha Thông tin... và đến nay là Bộ VHTT&DL.

Hội làng ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên thu hút đông đảo du khách tham gia. (Ảnh: Hoàng Đô)
Hội làng ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên thu hút đông đảo du khách tham gia. (Ảnh: Hoàng Đô)

Trải qua 71 năm xây dựng và phát triển, ngành văn hóa đã thể hiện vai trò, vị trí quan trọng của mình trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc, văn hóa được coi như là một vũ khí sắc bén, là sợi dây tinh thần kết nối hậu phương với tiền tuyến, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, động viên toàn quân, toàn dân quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng gọi những người làm công tác văn hóa là những “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa.

Trong hòa bình, xây dựng và hội nhập, văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, đã động viên, khích lệ nhân dân các dân tộc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, đồng thời từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Phát huy truyền thống 71 năm xây dựng và phát triển, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, ngành VHTT&DL Yên Bái đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch, chương trình hành động, đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện góp phần nâng cao dân trí, loại bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong đời sống nhân dân, đặc biệt tạo động lực lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, toàn ngành có 8 phòng chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước; 7 đơn vị trực thuộc, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn đối với 9 phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, thành phố. Trong những năm qua, ngành VHTT&DL đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động VHTT&DL phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh, phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trong lĩnh vực văn hóa: ngành đã làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các hình thức như: tuyên truyền cổ động, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, xe loa cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày triển lãm... Hoạt động văn hóa quần chúng luôn được duy trì, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.695 đội văn nghệ quần chúng với gần 10.000 diễn viên thường xuyên tham gia hoạt động góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Kết quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm đều tăng lên về số lượng và chất lượng.

6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có 172.174/ 203.948 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, đạt 84,4%; có 1.807/ 2.376 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hoá, đạt 76,1%; có 1.266/ 1.345 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hoá, đạt 94,1%. Có 2 thôn, bản xây dựng ra mắt đạt chuẩn văn hóa. Ra mắt được 1 phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Có 21 thôn, làng, bản, nâng cấp xây dựng được nhà văn hoá, nâng tổng số nhà văn hóa đã được xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay là 1.352 nhà văn hoá, đạt 58,7%. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 7 nghệ sỹ được phong tặng nghệ sỹ ưu tú.

Trong lĩnh vực thể thao: ngành đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp với 24 ngành, đoàn thể của tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển phong trào thể thao quần chúng. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 liên đoàn thể thao với trên 500 câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở hoạt động thường xuyên. Trung bình mỗi năm có trên 400 giải thể thao quần chúng được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn và 18 giải thể thao cấp tỉnh.

Trong lĩnh vực du lịch: ngành đã triển khai có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Hiện nay, ngành đang tham mưu cho tỉnh thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng đề án phát triển du lịch nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời gian tới.

Để thực hiện các chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ hội nhập, ngành VHTT&DL tỉnh đã tập trung chỉ đạo và thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Cụ thể là: hàng năm, các cấp, các ngành tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa (liên hoan, giao lưu văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng), nhằm khơi dậy, thu hút các nghệ nhân, diễn viên và các đội văn hóa, văn nghệ ở cơ sở tham gia như: Hội thi Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục dân tộc; Liên hoan Diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái, tham gia ngày hội VHTT&DL các dân tộc Tây Bắc... nhằm tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) được giao lưu, học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc, đồng thời góp phần bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, trang phục, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc, động viên, khích lệ đồng bào DTTS bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Thông qua cuộc thi đã lựa chọn, bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ quần chúng là người DTTS tại cơ sở để tham gia các hội thi, hội diễn quy mô cấp khu vực và toàn quốc.

Để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa (DSVH), ngành VHTT&DL tỉnh đã đẩy mạnh công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các DTTS. Hiện nay, toàn tỉnh có 714 DSVH phi vật thể. Tính đến tháng 7/2016, đã có trên 30 DSVH phi vật thể của các DTTS trong tỉnh được bảo tồn như: Lễ "Tăm khảu mảu" của người Tày (xã Đồng Khê, Văn Chấn), “Lễ cơm mới của người Khơ Mú” (xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn), “Tết Xíp xí của người Thái Đen Mường Lò”, "Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ" (xã Đại Sơn, huyện Văn Yên)…

Đặc biệt, Bộ VHTT&DL đã công nhận Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao xã Đại Sơn (Văn Yên) và Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ trở thành DSVH phi vật thể cấp quốc gia.

Mới đây, ngành đã phối hợp với UBND thị xã Nghĩa Lộ xây dựng hồ sơ DSVH phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian Hạn Khuống của người Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ trình Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục là DSVH phi vật thể quốc gia; chủ trì, phối hợp với 4 tỉnh Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La lập hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” trình UNESCO ghi danh DSVH phi vật thể của nhân loại. Trên địa bàn tỉnh hiện có 84 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng các cấp (trong đó có 13 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia).

Có thể thấy, hoạt động bảo tồn và phát huy các DSVH luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND các cấp, sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các địa phương, sự ủng hộ tích cực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng tự nguyện thực hiện các hoạt động bảo tồn ở cơ sở. Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS trong tỉnh đã được bảo tồn. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở không ngừng củng cố hoàn thiện, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào.

Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn các giá trị văn hóa vẫn còn gặp không ít những khó khăn như điều kiện đi lại khó khăn, sự bất đồng ngôn ngữ, những người am hiểu về phong tục tập quán xưa đều cao tuổi, lớp trẻ chỉ còn số ít được nghe các cụ kể lại, vẫn còn yếu tố kiêng kỵ ở một số tập tục nên khó tiếp cận, một số xã vùng cao chưa nhận thức đúng… gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Để làm tốt công tác bảo tồn ph

t huy các giá trị DSVH, trong thời gian tới, ngành VHTT&DL tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác di sản. Đặc biệt, triển khai thực hiện Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 Bộ VHTT&DL về việc phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS”.

Tiếp tục triển khai kiểm kê DSVH phi vật thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 3 (2015 - 2020). Lập danh sách các DSVH phi vật thể có nguy cơ mai một và tiến hành đưa vào danh mục bảo tồn văn hóa cấp quốc gia, trong đó tập trung vào các DTTS ít người như Mông, Dao, Tày, Thái… trình Bộ VHTT&DL đưa vào danh sách DSVH phi vật thể quốc gia. Triển khai các dự án bảo tồn văn hóa phi vật thể của các DTTS giai đoạn (2015 - 2020); tiếp tục nghiên cứu các vấn đề văn hóa tộc người ở Yên Bái, bảo tồn, phát huy các DSVH của các DTTS trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, gắn bảo tồn văn hoá các DTTS với phát triển du lịch...

Tiếp nối truyền thống vẻ vang 71 năm, kế thừa những thành quả đã đạt được của các thế hệ cán bộ ngành văn hóa đi trước, cùng sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành VHTT& DL Yên Bái quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, góp phần đưa sự nghiệp VHTT&DL của tỉnh ngày càng phát triển bền vững, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Giám đốc phụ trách Sở VHTT&DL

Các tin khác
Trưởng Ban Công an xã Cát Thịnh - Đinh Trọng Quyết hội ý triển khai nhiệm vụ với cán bộ Công an huyện phụ trách địa bàn và công an viên.

YBĐT - Là địa bàn rộng, có tới 26 thôn với gần 2.200 hộ, trên 9.300 nhân khẩu, trong đó có 7 thôn vùng cao, 100% là đồng bào dân tộc Mông, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn được xem là địa bàn phức tạp về hoạt động của đạo Tin lành. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như việc xây dựng hiệu quả các phong trào giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trong nhân dân được Đảng ủy, chính quyền xã đặt lên nhiệm vụ hàng đầu.

Nghị định 39/NĐ-CP sẽ là nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo động lực trong việc thực hiện chính sách dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

YBĐT - Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2016.

Hồi 4 giờ ngày 26/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 18,5-19,5 độ Vĩ Bắc; 112,5-113,5 độ Kinh Đông, phía Đông đảo Hải Nam (TQ).

Toàn cảnh hội nghị.

YBĐT - Ngày 25/8, Công an tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) số 03/NQLTTBCA-TWĐ giữa Trung ương Đoàn và Bộ Công an về phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nên giai đoạn 2010 – 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục