Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2016 | 11:56:11 AM

Chiều 29-9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015.

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu nêu rõ, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, môi trường nước ta vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ đang làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng. Nhiều làng nghề hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang gây ô nhiễm cao đối với môi trường. Hạn hán, khô hạn và hoang mạc hóa do tác động cực đoan của thời tiết và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt đã để xảy ra sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung vào tháng 4 vừa qua, diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài...

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 được xây dựng gồm 10 chương. Chương 1 là những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và sức ép đối với môi trường. Chương 2 trình bày về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Chương 3 nêu lên hiện trạng chất thải rắn, những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam trong giai đoạn 5 năm qua. Từ Chương 4 đến Chương 6, Báo cáo tập trung vào việc phân tích diễn biến chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển), không khí và đất giai đoạn 2011-2015.

Trong Chương 7 trình bày về hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học và công tác quản lý đa dạng sinh học nước ta trong giai đoạn vừa qua. Nội dung của Chương 8 là vấn đề liên quan tới tác động của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Chương 9 và 10 của báo cáo tập trung vào nhóm vấn đề về quản lý môi trường. Trong đó, Chương 9 tập trung vào phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường, những khó khăn thách thức mà Việt Nam chưa thể giải quyết. Chương 10 tổng kết lại những vấn đề môi trường nổi cộm, những thách thức và cơ hội đối với công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, đưa ra những định hướng cũng như đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác bảo vệ môi trường trong 5 năm tới.

Tại lễ công bố, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhấn mạnh, đánh giá về hiện trạng môi trường Việt Nam trong giai đoạn qua cho thấy, với sự nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm, chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của một số khu vực đô thị đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nhiều nơi chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm. Tại các điểm nút giao thông, công trường, khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn.

Ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), thậm chí, ô nhiễm còn có xu hướng mở rộng phạm vi lên một số khu vực thượng nguồn, vùng nông thôn. Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây tại vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Chất lượng nước biển ven bờ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển. Đặc biệt, sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung vừa qua đã để lại hậu quả lớn về kinh tế, xã hội. Thêm vào đó, các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường và các vấn đề môi trường xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, ngày càng phức tạp đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường...

Trên cơ sở các phân tích hiện trạng, báo cáo đã đưa ra những kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và Bộ, ngành địa phương trong việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức hệ thống quản lý môi trường... nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường và bảo đảm các mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa - Internet

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành tiếp tục bổ sung và phát triển kho sách lưu động thư viện tỉnh luân chuyển về cơ sở, góp phần nâng cao dân trí, mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

Cầu “Khuyến học - Dân trí” ở thôn Yên Thịnh, xã Kiên Thành, Trấn Yên được hoàn thành trong niềm vui mừng của các em học sinh và nhân dân trên địa bàn.

YBĐT - Từ khi có cây cầu bê tông kiên cố bắc qua ngòi Rào, hàng ngày các em học sinh của thôn Yên Thịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đến trường không còn lo ngã xuống ngòi, mùa mưa lũ không phải nghỉ học ở nhà.

Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh trao phần thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2015 - 2016.

YBĐT - Được thành lập ngày 14/11/2000 (sau Hội Khuyến học Việt Nam 4 năm), tuy nhiên, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, kể từ ngày thành lập đến nay, đặc biệt trong 5 năm gần đây, các cấp hội khuyến học (HKH) tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước đối với công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập.

Công nhân làm việc tại Nhà máy May xuất khẩu ở thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) do Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF Hàn Quốc đầu tư.

YBĐT - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, đến hết tháng 8/2016, số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh chỉ còn 38,893 tỷ đồng, giảm hơn 3,378 tỷ đồng so với năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục