Trung tâm Y tế Trấn Yên: Nâng cao hiệu quả hoạt động qua ứng dụng công nghệ thông tin

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/2/2017 | 12:56:22 PM

YBĐT - Từ nhiều năm qua, cùng những biện pháp nâng cao y đức, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Trấn Yên luôn được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), qua đó chất lượng quản lý điều hành công việc cũng như chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân của Trung tâm được tốt hơn.

Cán bộ Trung tâm Y tế Trấn Yên làm thủ tục khám bệnh cho bệnh nhân.
Cán bộ Trung tâm Y tế Trấn Yên làm thủ tục khám bệnh cho bệnh nhân.

Cùng quản lý 250 cán bộ, y, bác sỹ tại 11 khoa và 5 phòng chức năng, TTYT Trấn Yên còn chịu trách nhiệm quản lý 22 trạm y tế xã trong huyện. Hàng ngày, lượng bệnh nhân đến Trung tâm khám và điều trị khá cao, từ 180 đến 250 người khám và từ 70 đến 100 bệnh nhân điều trị nội trú.

Xác định việc ứng dụng CNTT là giải pháp quan trọng trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, từ năm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Viễn thông Yên Bái, Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị, ứng dụng phần mềm HIS vào quản lý khám, chữa bệnh tại các khâu: tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ quyết định y khoa, quản lý dược, quản lý tài chính kế toán, quản lý tài sản cố định và hỗ trợ báo cáo tổng hợp, chi tiết công việc hành chính và chuyên môn…

Có thể nói, việc ứng dụng phần mềm HIS đã giúp việc quản lý điều hành thuận lợi, tuy nhiên theo thời gian, việc ứng dụng đã xuất hiện những bất cập, ông Phạm Văn Thái - Phó Giám đốc TTYT huyện Trấn Yên cho biết: “Việc thực hiện ứng dụng này tại Trung tâm vẫn còn một hạn chế là hệ thống máy vi tính không đồng bộ hoặc quá lạc hậu, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ còn chưa cập, dẫn tới việc triển khai các phần mềm ứng dụng gặp khó khăn. Nhất là tại các trạm y tế, phần lớn các máy vi tính chủ yếu được dùng để giải quyết công việc của văn thư lưu trữ, chứ chưa giúp nhiều cho công tác quản lý và phục vụ công tác khám, chữa bệnh”.

Giải quyết vấn đề này, TTYT huyện Trấn Yên đã chủ động tìm kiếm các đối tác để đưa các phầm mềm chuyên dụng phù hợp hơn trong quản lý bệnh viện vào thực tế. Trong đó phần mềm ONE MET là một giải pháp tốt mới được Trung tâm lựa chọn ứng dụng bổ sung trong quản lý bệnh viện hiện nay. Với hai phần mềm là HIS của VNPT và ONE MET đã thiết lập được một hệ thống quản lý chuyên sâu mọi mặt trong hoạt động của Trung tâm. Cụ thể, mọi thông tin về bệnh nhân đến khám và điều trị được máy tính tự động cập nhật tới tất cả các khoa khám bệnh, hồ sơ bệnh nhân liên tục được bổ xung.

Về vấn đề này điều dưỡng Đỗ Thị Hồng Nhung - Trưởng khoa Khám bệnh của Trung tâm  nhận xét: “Thực tế cho thấy, việc quản lý bệnh viện luôn là một trong nhưng lĩnh vực phức tạp với nhiều nội dung, đặc biệt là những thủ tục hành chính viết tay, các loại công văn, giấy tờ và các dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Việc ứng dụng CNTT là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế trên. Bằng những biện pháp đồng bộ, đến nay hiệu quả công tác quản lý và khám, chữa bệnh của Trung tâm được nâng cao rõ rệt”.

Cụ thể, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình là 15 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ cấp thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 20 đến 45 phút, nay chỉ còn 15 phút.

Đặc biệt, việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy qua phần mềm rất dễ đọc, lãnh đạo Trung tâm lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc, hạn chế tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh và giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn còn gồm nhiều phân hệ nhỏ, giúp cho cả bệnh nhân, y tá, bác sĩ và đội ngũ quản lý tiết kiệm được thời gian, công sức, có điều kiện tập trung vào công việc chuyên môn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Còn kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Văn Huy - kỹ thuật viên chính trong vận hành hệ thống CNTT tại Trung tâm cho biết: “Thông qua hệ thống CNTT này, thông tin từ Trung tâm tới các trạm y tế xã cũng được nhanh chóng và chính xác, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Bên cạnh đó, hệ thống CNTT được xây dựng và triển khai với tính định hướng cao, tầm nhìn lâu dài, cho phép quản lý tổng thể toàn bộ thông tin hoạt động và có thể mở rộng và quảng bá hình ảnh bệnh viện. Quản lý khép kín nội bộ và tiến tới kết nối Trung tâm với các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân bên ngoài thông qua môi trường Internet”.

Có thể khẳng định, việc mạnh dạn đi đầu ứng dụng thành công về tin học trong quản lý điều hành tại TTYT huyện Trấn Yên đã góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và khả năng phục vụ người dân. Nhờ ứng dụng CNTT, không chỉ tăng hiệu quả điều hành của đơn vị mà người bệnh được hưởng lợi do giảm được thời gian chờ khám bệnh, thanh toán viện phí, được cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí được quỹ BHYT chi trả, tham gia giám sát quyền lợi được hưởng, các chi phí ngoài quy định được phát hiện và xử lý kịp thời, tránh được tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, tạo được niềm tin tưởng của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Mong rằng các TTYT trên địa bàn đều có những ứng dụng  CNTT phù hợp để phục vụ người bệnh tốt hơn.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục