Tuổi trẻ Mù Cang Chải vì thế hệ tương lai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/3/2017 | 8:26:57 AM

YBĐT - Năm học 2016 - 2017, thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học, giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án), huyện Mù Cang Chải có 97 điểm trường lẻ được sáp nhập vào các điểm trường chính. Phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ Mù Cang Chải đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, đóng góp vào thành công chung của một đề án lớn.

Đoàn viên thanh niên cắt tóc cho học sinh Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Khao Mang.
Đoàn viên thanh niên cắt tóc cho học sinh Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Khao Mang.

Với đặc điểm của một địa phương vùng cao, địa hình đồi núi phức tạp, đường sá đi lại cách trở, do đó, việc sắp xếp lại quy mô trường, lớp gặp rất nhiều khó khăn. .

Trong màu áo xanh tình nguyện, các đoàn viên thanh niên (ĐVTN) của huyện Mù Cang Chải cùng tham gia cắt tóc, gội đầu, hướng dẫn kỹ năng sinh hoạt tập thể cho các em học sinh khối tiểu học và trung học cơ sở (TH&THCS) tại điểm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Kim Nọi. Đây là hoạt động thường niên mà tuổi trẻ Mù Cang Chải đang nỗ lực góp sức để làm tốt Đề án.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh - Quyền Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Kim Nọi cho biết: “Thực hiện Đề án, nhà trường sáp nhập 3 điểm trường lẻ về điểm chính. Những ngày thực hiện Đề án, các bạn ĐVTN đã rất nhiệt tình cùng giáo viên tu sửa cơ sở vật chất để mang đến điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Thêm vào đó, ĐVTN còn tình nguyện cắt tóc, tắm, giặt và hướng dẫn học sinh các kỹ năng sống cơ bản để các em tự chăm sóc bản thân lúc xa nhà”.

Còn với các em học sinh, khi được chuyển từ điểm trường lẻ sang điểm trường chính, được các anh chị ĐVTN hướng dẫn vệ sinh cá nhân và kỹ năng tham gia sinh hoạt tập thể, các em rất vui.

Nhằm giúp các trường trên địa bàn huyện thực hiện tốt Đề án, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chi đoàn cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đoàn xã, thị trấn thành lập các đội thanh niên tình nguyện tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động tình nguyện tại điểm trường chính của 13 xã trên địa bàn huyện với tổng số 340 ĐVTN tham gia.

Ngay khi bắt tay vào thực hiện Đề án, Huyện đoàn đã huy động ĐVTN đóng góp trên 1.000 ngày công tham gia san gạt mặt bằng, di chuyển cơ sở vật chất từ các điểm trường lẻ về điểm trường chính tại 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; tổ chức giúp đỡ các nhà trường tu sửa cơ sở vật chất, đóng bàn ghế, giường bán trú...

Cùng với đó, các ĐVTN đã tổ chức đưa đón trên 100 lượt các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em ở các bản xa về điểm trường chính để học tập. Các đoàn xã, thị trấn đã huy động luân phiên ĐVTN cơ sở phối hợp với các đoàn khối cơ quan, trường học tham gia 39 buổi tình nguyện vì học sinh thân yêu với các hoạt động cụ thể. Các hoạt động này đang được tuổi trẻ huyện duy trì 1 - 2 buổi/tháng.

Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải Phạm Đức Thịnh phấn khởi: “Đề án thực hiện đến thời điểm này mới được 8 tháng song các hoạt động tình nguyện vì thế hệ tương lai nơi vùng cao xa xôi này không chỉ thu hút các ĐVTN tham gia mà còn nhận được sự ủng hộ tích cực, cùng phối hợp, trợ giúp của phụ huynh và thầy, cô giáo. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các tổ chức tình nguyện trong và ngoài huyện vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội hỗ trợ về cơ sở vật chất, đồ dùng sinh hoạt và học tập cho các em học sinh với trên 2.000 suất quà, tổng trị giá trên 500 triệu đồng. Thời gian tới, tuổi trẻ địa phương sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động tình nguyện thực hiện Đề án, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Cùng em tôi đến trường”.

Bằng những hoạt động ý nghĩa, các ĐVTN huyện Mù Cang Chải đã và đang góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để mọi học sinh vùng cao có môi trường học tập tốt nhất.

Thanh Chi

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục