Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm

Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/4/2017 | 4:59:42 PM

YBĐT - Theo thống kê từ năm 2011 - 2016, toàn quốc ghi nhận hơn 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30.000 người mắc, trong đó có 164 người chết, trung bình mỗi năm có gần 170 vụ với hơn 5.000 người bị ngộ độc, gần 30 người chết.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2017 với Chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu” với mục tiêu không để xảy ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Lương Quốc Dũng - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về các giải pháp để thực hiện mục tiêu này.

P.V: Xin ông cho biết công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh năm vừa qua và đến thời điểm này? Dự báo tình hình trong thời gian tới.

Ông Lương Quốc Dũng.

Ông Lương Quốc Dũng:
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khoẻ nhân dân, đến sự phát triển giống nòi, sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây, công tác ATTP đã được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm chỉ đạo và điều hành quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu ATTP cho xã hội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng vấn đề VSATTP vẫn đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như: thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây hại, thực phẩm hết hạn sử dụng, thịt đông lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc…

Gần đây là tình trạng rượu có chứa chất độc Methanol đã gây ra nhiều vụ ngộ độc và nhiều ca tử vong. Tình trạng sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến…

Theo thống kê từ năm 2011 - 2016, toàn quốc ghi nhận hơn 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30.000 người mắc, trong đó có 164 người chết, trung bình mỗi năm có gần 170 vụ với hơn 5.000 người bị ngộ độc, gần 30 người chết.

Đối với tỉnh Yên Bái, năm 2016, đã xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm, với trên 573 ca mắc, 6 trường hợp tử vong (trong 6 trường hợp tử vong trong năm 2016 thì 4 trường hợp ngộ độc do độc tố tự nhiên, 2 trường hợp ngộ độc do chất thuộc nhóm diệt chuột). Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận vụ ngộ độc nào xảy ra, đây là một tín hiệu mừng bởi trong quý I/2016 đã xảy ra 3 vụ, 85 người mắc và 1 trường hợp tử vong.

P.V: Qua kiểm tra cũng cho thấy những thách thức đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay là không nhỏ. Đó là những vấn đề gì thưa ông?

Ông Lương Quốc Dũng: Công tác quản lý nhà nước về chất lượng ATTP tuy đã có chuyển biến nhưng hiện chỉ mới tập trung giải quyết được một số vấn đề như: chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, tại một số địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền về ATTP còn hạn chế, có thực hiện nhưng chưa duy trì thường xuyên. Nhận thức và ý thức chấp hành về kiểm soát giết mổ và ATTP của một số chủ cơ sở giết mổ, sử dụng thuốc trong bảo quản nông, lâm, thủy sản, chế biến các sản phẩm động vật chưa cao, chưa thực hiện nghiêm túc các quy định.

Lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng do còn kiêm nhiệm công việc khác, địa bàn hoạt động rộng, nhiều cơ sở phân bố rải rác ở 9 huyện, thị, thành phố. Nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế trong sử dụng thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp chưa được quản lý, hướng dẫn nên còn nhiều nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn ở mức thấp.

Đối với nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hạn chế, kinh phí và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động VSATTP tại tuyến tỉnh, huyện còn thiếu. Đáng nói hơn, vẫn còn những phong tục, tập quán lạc hậu nên kiến thức về VSATTP chưa đồng đều, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa...

P.V: Trước thực trạng này, xin ông cho biết những giải pháp cụ thể để triển khai tốt trong năm 2017?

Ông Lương Quốc Dũng: Để thực hiện tốt công tác VSATTP trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như sau: bám sát chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khóa XI gắn với các nội dung trong thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, gắn với việc thực hiện Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Kế hoạch số 26/KH-UBND, ngày 20/2/2017 thực hiện công tác bảo đảm VSATTP năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong vấn đề ATTP. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, nhất là thanh kiểm tra đột xuất, thanh tra kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào các đợt cao điểm: tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, Tháng Hành động Vì ATVSTP, tết Trung thu.

Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và UBND các huyện thành phố kiểm soát ATTP đối với các làng nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Phối hợp với Công an nắm chắc các địa phương, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP, điều tra xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật, củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn, các phòng chuyên môn, đặc biệt là phòng y tế các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ quản lý cấp xã, phường, thị trấn, giúp chính quyền trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện quản lý về ATTP...

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trần Minh (thực hiện)

Các tin khác
Yên Bái tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho thanh niên.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 24/4/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương bấm nút Khai mạc tháng ATVSLĐ và tháng Công nhân

Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024. Sự kiện do Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Sáng nay- 26/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với chủ đề: "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng gay gắt.

Thống kê từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục