Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái: Đối thoại, giải quyết đơn khiếu nại đòi bồi thường oan sai kéo dài

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/6/2017 | 8:04:31 AM

YBĐT - Căn cứ nội dung đơn khiếu nại của ông Phạm Hồng Thái ở thôn Lãng Nội, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình về việc ông đòi bồi thường oan sai và xin lỗi công khai tại nơi cư trú do bị oan, vừa qua, tại trụ sở Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh, lãnh đạo TAND tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức buổi làm việc để đối thoại làm rõ và giải quyết yêu cầu của ông Phạm Hồng Thái dưới sự có mặt của các cơ quan thông tấn báo chí.

Cán bộ, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của ông Phạm Hồng Thái (bên phải).
Cán bộ, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của ông Phạm Hồng Thái (bên phải).

Tại buổi làm việc, sau khi nghe ông Phạm Hồng Thái trình bày nội dung đơn và vẫn tiếp tục đề nghị bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2013 (nay là Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước) và căn cứ vào hồ sơ, tài liệu được lưu giữ, đại diện TAND tỉnh đã có ý kiến trả lời cụ thể, rõ ràng đối với ông Phạm Hồng Thái như sau: ông Phạm Hồng Thái nguyên là thợ xây dựng. Năm 1990, ông Phạm Hồng Thái gặp và làm quen với ông Đặng Khải là Phó phòng Phong trào theo dõi xây dựng của Ban Định canh, Định cư tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ).

Thông qua Đặng Khải và một số đối tượng khác, ông Phạm Hồng Thái đã ký hợp đồng không số với Ban Định canh - Định cư huyện Văn Chấn, tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ). Theo hợp đồng, ông Phạm Hồng Thái có trách nhiệm cung ứng cho công trình đường ống nước xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn là 4.500 m ống dẫn dầu Liên Xô loại phi 100 đủ quy cách, phương thức thanh toán theo dự toán do tỉnh duyệt.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Phạm Hồng Thái đã chiếm đoạt 22.100.000 đồng trong tổng số tiền vốn xây dựng công trình thủy lợi xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn để sử dụng vào mục đích cá nhân, sau đó bỏ về quê ở xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Do có hành vi trên nên ông Phạm Hồng Thái đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Sau khi kết thúc điều tra, VKSND tỉnh Hoàng Liên Sơn đã có Cáo trạng số 65 ngày 27/6/1991, truy tố ông Phạm Hồng Thái ra trước TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn để xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 36 ngày 30/7/1991 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn tuyên bố bị cáo Phạm Hồng Thái không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Ông Phạm Hồng Thái được khôi phục các quyền và lợi ích của công dân và được trả tự do. Đến ngày 12/8/1991, VKSND tỉnh Hoàng Liên Sơn có Quyết định số 743 kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm số 36 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn với nội dung “Đề nghị TAND Tối cao xét xử, hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung làm rõ vụ án”.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 1827 ngày 28/12/1991 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã quyết định hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 36 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn, đồng thời giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm điều tra bổ sung.

Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan điều tra thay đổi tội danh đối với hành vi phạm tội của ông Phạm Hồng Thái từ tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” sang tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Kết thúc điều tra, VKSND tỉnh Yên Bái đã có Cáo trạng số 28 ngày 23/2/1993 truy tố Phạm Hồng Thái ra trước TAND tỉnh Yên Bái để xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 21 ngày 29/4/1993 của TAND tỉnh Yên Bái đã xử phạt Phạm Hồng Thái 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Sau khi xét xử sơ thẩm, đến ngày 4/5/1993, Phạm Hồng Thái có đơn kháng cáo kêu oan.

Bị cáo cho rằng không phạm tội như án sơ thẩm đã xét xử. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 461 ngày 26/4/1994 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã quyết định giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 21 ngày 29/4/1993 của TAND tỉnh Yên Bái tuyên phạt bị cáo 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Bản án phúc thẩm nói trên đã có hiệu lực pháp luật và đã được Chánh án TAND tỉnh Yên Bái ra quyết định thi hành bản án và quyết định thi hành hình phạt tù. Phạm Hồng Thái chấp hành hình phạt 8 năm tù tại Trại cải tạo Hồng Ca thuộc Cục V26, Bộ Công an, đến ngày 20/9/1999, được trả tự do. Sau khi về địa phương, ông Phạm Hồng Thái nhiều lần làm đơn kêu oan và yêu cầu xin lỗi tại nơi cư trú do ông bị oan theo Bản án số 36 ngày 30/7/1991 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn để được hưởng các quy định tại Nghị quyết số 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, trong quá trình gửi đơn, ông Thái không xuất trình các bản án sơ, phúc thẩm đã tuyên ông có tội mà chỉ xuất trình Bản án số 36 ngày 30/7/1991 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn tuyên ông không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” để được hưởng quyền lợi theo quy định của Nghị quyết số 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đây (nay là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) là không đúng quy định của pháp luật vì Bản án hình sự sơ thẩm số 36 ngày 30/7/1991 của TAND tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) đã bị hủy nên không có hiệu lực pháp luật.

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng Yên Bái và hai lần xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội là đúng quy định pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, việc ông Phạm Hồng Thái làm đơn đòi bồi thường oan sai là không có căn cứ pháp luật. Căn cứ  Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT–VKSNDTC–TANDTC–BCA–BTP–BQP–BTP–BNN và PTNT ngày 2/1/2012, ông Phạm Hồng Thái không thuộc trường hợp được xem xét, giải quyết bồi thường.

Sau khi nghe ý kiến trả lời thỏa đáng của TAND tỉnh Yên Bái, đại diện VKSND tỉnh cũng thống nhất với ý kiến trả lời của TAND tỉnh. Kết thúc buổi làm việc, ông Phạm Hồng Thái đã không có ý kiến gì thêm, đồng thời đồng ý với ý kiến mà TAND tỉnh Yên Bái đã nêu và ký nhận vào biên bản buổi làm việc.

Hồng Oanh

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn lao động xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã ký Công văn hỏa tốc số 1308/UBND-VX yêu cầu các ngành liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và xử lý vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4 vừa qua.

Ngày hội văn háa, thể thao

Đón dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của 9/9 huyện, thị, thành phố cảu tỉnh Yên Bái với các quy mô lớn nhỏ khác nhau đã sẵn sàng chờ ngày khai hội; một số hoạt động đặc sắc đã khai màn.

Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục