Nguyễn Kim Đồng - bước ra từ “bóng tối”

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/6/2017 | 8:41:11 AM

YBĐT - Được sự giới thiệu của cán bộ Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, chúng tôi đến thôn Tân Lập, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình để gặp một người đã làm lại cuộc đời từ “bóng tối” ma túy.

Nguyễn Kim Đồng chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Nguyễn Kim Đồng chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Biết chúng tôi đến thăm, anh Nguyễn Kim Đồng dừng việc chăm sóc đàn lợn, đưa chúng tôi thăm khu trại nuôi lợn được xây dựng liên hoàn, từ lợn bố mẹ đến lợn thịt, lợn giống anh tâm sự: “Từ ngày rời trại cai nghiện, vợ bán đất và cây rừng mua mảnh đất này. Khu đất này rộng rãi để chăn nuôi, tôi cũng có công ăn việc làm”.

Sinh năm 1976, trong gia đình đông anh chị em, lại là con trai duy nhất, có lẽ được nuông chiều nên Đồng dính vào ma túy khá sớm, năm 1994. “Đó là lúc Bảo Ái có đá đỏ, dân thập phương kéo về đào đá, kèm theo đó là các tệ nạn trong đó có thuốc phiện, dễ mua hơn mớ rau” - Đồng nhớ lại.

Sau mấy năm nghiện thuốc phiện, cai lên cai xuống mấy lần, lúc bỏ lúc tái, đến năm 2000, Đồng xây dựng gia đình với một cô gái cùng thôn. Lấy vợ sinh con, bố mẹ để cho mấy héc-ta rừng nhưng Đồng lại chọn nghề xe ôm để kiếm sống. Làm nghề này kiếm được tiền, quen biết đi lại, tiếp xúc nhiều, nhất là các đối tượng nghiện, năm 2003, Đồng nghiện nặng, hêrôin chứ không phải thuốc phiện như trước.

Cuộc đời con nghiện cứ thế trôi, ngày ngày tìm đủ mọi cách có tiền để có tiền thỏa mãn cơn nghiện. Ngoài tiền chạy xe ôm, Đồng bán cả đồi rừng để hút chích.

Nhiều lần gia đình xúm vào cai và Đồng cũng quyết tâm nhưng đều không được vì ma túy như con ma, chiến thắng được bản thân nhưng bạn bè lôi kéo lại sa vào vũng bùn. Mọi người trong gia đình chán nản, buồn phiền, hạnh phúc gia đình lúc nào cũng lơ lửng tan vỡ.

Bước ngoặt thật sự khi tháng 9/2010, Đồng được đưa vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh để cai nghiện bắt buộc. Hai năm ở Trung tâm, cách ly ma túy lại được cán bộ cũng như anh em bạn bè, nhất là những người lớn tuổi cùng cai nghiện khuyên bảo, nghĩ về những vất vả của người thân đã khích lệ quyết tâm để Đồng quyết tâm làm lại cuộc đời.

Cai nghiện xong về nhà năm 2012, Đồng bàn với vợ, nếu về không có công ăn việc làm, cứ lông bông dễ tái nghiện. Được sự nhất trí của vợ, Đồng bán nhà mặt đường để mua mảnh đất phía trong rộng rãi để chăn nuôi.

Từ mảnh đất này, Đồng đã đầu tư hàng trăm triệu đồng san tạo và xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, khoa học và mua  giống lợn Thái Lan để chăn nuôi.

Hơn thế, Đồng còn có sáng kiến thành lập tổ chuyên môn chăn nuôi gồm 7 hộ gia đình trong thôn liên kết để học tập, giúp đỡ kiến thức, cùng nhau nhập cám lợn để thu khoản chiết khấu.

Với mong muốn làm lại cuộc đời, cộng với nhận thức nhanh, biết tính toán làm ăn, chỉ sau vài năm nuôi lợn, gia đình Đồng đã có kinh tế khá.

Từ lãi chăn nuôi, Đồng đầu tư mua những mảnh đất rừng manh mún, liền kề đất rừng của gia đình để sau vài năm, gia đình đã có 10 ha rừng, trong đó 5 ha keo, 5 ha bồ đề. Anh còn đầu tư đánh đường để phương tiện cơ giới vào khai thác gỗ thuận tiện.

Cuộc sống bình yên trở lại, Đồng tâm sự: “Cai được nghiện, mình cảm giác như có một cuộc đời mới. Mỗi sớm thức dậy thấy nhẹ nhõm chứ không như trước kia phải suy nghĩ tìm tiền thỏa mãn cơ nghiện”.

Hỏi về nguyên nhân cai được nghiện, Đồng bảo, có lẽ đến tầm tuổi này mình mới suy nghĩ đúng đắn đắn, nhất là về trách nhiệm của người con, người chồng và người cha trong gia đình khi bố mẹ ngày càng già, con cái càng lớn.

Hơn thế, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm, về địa phương, mình đã nhận đươc sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, nhất là bà con trong thôn.

Xã đã giữ vững địa bàn không ma túy, yếu tố quan trọng để những người nghiện không có cơ hội tái nghiện.

Nhận xét về trường hợp Nguyễn Kim Đồng, ông Nông Trung Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ái cho biết: “Với quyết tâm của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng, Đồng đã biết đứng lên làm lại cuộc đời. Hiện gia đình anh là tiêu biểu trong phát triển kinh tế của thôn Tân Lập”.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục