Thị trấn Mù Cang Chải: Mong sớm có quỹ đất dân cư

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/8/2017 | 4:01:21 PM

YênBái - YBĐT - Trận lũ quét xảy ra tại huyện Mù Cang Chải đã qua đi nhưng vết tích của thiên tai thì còn lại đó – ngổn ngang và bộn bề. Sau lũ quét, thị trấn Mù Cang Chải có 34 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Hiện, nhiều nhà đang phải ở nhờ trụ sở các cơ quan, đơn vị. Để giúp đỡ người dân sớm an cư, chính quyền địa phương đang khẩn trương hỗ trợ và triển khai nhiều chính sách tích cực để giúp bà con.

Khu đất trước đây có 3 ngôi nhà gồm 2 nhà xây, 1 nhà gỗ của gia đình bà Nguyễn Thị Luyến và chị Phạm Thị Hương Thảo, tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải sau lũ quét chỉ còn trơ lại đất đá. 

Bà Nguyễn Thị Luyến cho biết: Tôi đã sinh sống ở mảnh đất này 25 năm. Trước khi lũ, dòng suối đấy gọi là khe nước thôi vì nó rất nhỏ. Sau trận lũ xảy ra thì nó đã trở thành nơi hoang tàn, cảm giác như chưa từng có người ở. So với ngày xưa từ lúc bắt đầu tôi lên đây sinh sống - năm 1986, có nhìn sang bên đấy không thể tưởng tượng được vì nó hoang sơ quá, đất đã kéo về nhiều quá, cảm thấy như là không có sự sống ở đấy.


Khu đất gồm 3 ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Luyến và chị Phạm Thị Hương Thảo giờ chỉ còn là bãi đất trống.

Ngay sau khi lũ quét xảy ra, gia đình bà Nguyễn Thị Luyến đã được chính quyền địa phương di dời tới nơi an toàn, bố trí nơi ở tạm là trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện cũ tại tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải. Còn ngôi nhà đã từng gắn bó với gia đình anh Mùa A Anh từ năm 2009 chỉ còn lại nền nhà sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên... 

Hiện nay, Mùa A Anh cùng vợ, con đang ở tạm trong ngôi nhà của anh trai nhưng đó chỉ là phương án tạm thời. Anh Mùa A Anh, bà Nguyễn Thị Luyến cũng như nhiều hộ dân bị mất nhà hoàn toàn trong trận lũ quét lịch sử mong muốn chính quyền nhanh chóng bố trí quỹ đất ở nơi mới an toàn để các hộ dân sớm định cư. 

Anh Mùa A Anh chia sẻ: Trong đợt lũ quét vừa rồi, nhà tôi bị mất hoàn toàn. Hiện tại tôi đang ở nhờ nhà của nhà anh trai. Bây giờ khu mặt bằng cũ ở gần suối nguy hiểm nên Nhà nước không cho ở nữa. Mong muốn của chúng tôi là chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để chúng tôi có được chỗ ở mới an toàn.

 
Ngôi nhà của anh Mùa A Anh chỉ còn lại thế này sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Còn bà Nguyễn Thị Luyến mong muốn: Lũ qua đi, bây giờ ai cũng mong muốn có nhà riêng cho mình. Hiện tại gia đình tôi chưa có quỹ đất nên mong chính quyền các cấp quan tâm để gia đình tôi nói riêng cũng như những người dân mất toàn bộ nhà cửa trong trận lũ sớm có đất để làm nhà, ổn định cuộc sống. 

Trận lũ quét lịch sử hôm 3/8 tại huyện Mù Cang Chải – tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải được coi là tâm lũ quét. Cùng với thiệt hại về người thì có 47 hộ dân, 90 khẩu bị ảnh hưởng, thiệt hại. Để đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân, chính quyền địa phương đã khẩn trương bố trí chỗ ở tạm thời tại Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân cũ, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên cho 18 hộ dân, còn lại các hộ bố trí ở nhà anh em, người thân. Địa phương cũng đang tích cực vận động người dân tìm đất ở nơi an toàn để dựng nhà. 

Đồng chí Đỗ Công Chúng – Chủ tịch UBND thị trấn Mù Cang Chải cho biết: Qua khảo sát nhu cầu của các hộ gia đình thì cơ bản đều không có đất ở. Đây là mảnh đất duy nhất của họ nên vấn đề bố trí chỗ ở sinh hoạt cho các hộ gia đình này gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chúng tôi đã tính toán tìm những nơi đảm bảo an toàn cho hộ gia đình và không để các hộ ở lại những điểm mà lũ quét đã đi qua trong ngày 3/8 vừa qua. Chúng tôi đã bố trí các hộ gia đình bị thiệt hại ở tạm các cơ quan, đơn vị, ở các hộ gia đình người thân. Sau đó, chúng tôi đã cố gắng huy động lực lượng đoàn viên thanh niên cũng như người dân ở các tổ dân phố, nếu hộ gia đình nào có đất mà có thể dựng nhà tạm hoặc bố trí ở chỗ ở tạm thời thì chúng tôi sẽ huy động lực lượng để giúp đỡ các gia đình. Đối với những hộ chưa có đất ở, chúng tôi đã báo cáo huyện để tìm những chỗ ở đảm bảo an toàn cũng như để họ yên tâm sản xuất trong thời gian tới.



Sau trận lũ quét, 34 nhà ở thị trấn Mù Cang Chải bị sập đổ hoàn toàn, mong muốn có nơi ở mới an toàn.

Mong muốn có một nơi ở mới an toàn là nguyện vọng chính đáng của người dân bị trắng tay sau lũ. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay với Mù Cang Chải là đất rộng songchủ yếu là đất dốc nên rất khó bố trí quỹ đất để tái định cư cho người dân bị thiệt hại. Do đó, huyện Mù Cang Chải đã có kiến nghị UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương để hỗ trợ huyện trong việc khảo sát, lập quy hoạch các khu dân cư mới đảm bảo yếu tố an toàn. Như thế, người dân bị thiệt hại trong trận lũ vừa qua sẽ sớm có nơi ở mới để an cư, ổn định cuộc sống.

Thanh Chi – Hoài Văn

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục