Trạm Tấu: Mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/10/2017 | 3:35:02 PM

YBĐT - Với phương châm mỗi cán bộ Hội là một tuyên truyền viên tích cực, các cấp Hội phụ nữ huyện Trạm Tấu đã đưa công tác Hội và phong trào phụ nữ đến tận thôn, bản. Đặc biệt, trong tuyên truyền, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ - trẻ em, dân số/kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội đến với chị em làm thay đổi tư duy, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên.

Chị Thào Thị Sáng - Chi trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Km16, xã Pá Hu vẫn dành buổi sáng ngày 15 hàng tháng để cùng chị em hội viên tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Chị Thào Thị Sáng - Chi trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Km16, xã Pá Hu vẫn dành buổi sáng ngày 15 hàng tháng để cùng chị em hội viên tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Chị Thào Thị Sáng - Chi trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Km16, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu vẫn dành buổi sáng ngày 15 hàng tháng để cùng chị em hội viên tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dạy con cái. Cùng đó, chị Sáng đã phối hợp với cán bộ dân số tổ chức tuyên truyền, vận động tại thôn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng đã có 1 - 2 con trở lên, các cặp sinh con một bề, tư vấn về kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ - trẻ em...
 
Chị Sáng chia sẻ: "Với đặc thù 100% hội viên của xã đều là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại chưa nhiều. Cùng đó, các chị còn có tư tưởng ngại đến bệnh viện, thích sinh con trai để nối dõi tông đường và có người lao động, khiến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên khá phổ biến”.
 
Sinh đẻ nhiều khiến chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, nuôi dạy con cái dẫn đến con trẻ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút. Từ thực tế đó, mỗi chi hội đã đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao nhận thức cho hội viên. Đến nay, tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện giảm đáng kể, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Chị Hảng Thị Dông - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công lại chọn cách tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hướng dẫn các hội viên cùng làm theo. Mỗi năm, gia đình chị thu trên 4 tấn ngô hạt, kết hợp với chăn nuôi lợn, trâu, bò, thu nhập sau khi trừ chi phí còn từ 70 - 80 triệu đồng.
 
Chị Dông cho hay: "Mình nghĩ chỉ có phát triển kinh tế tốt các chị em mới tin những gì mình phổ biến. Trước kia, mình chỉ có ít ruộng, một mảnh nương. Mình khai phá dần để trồng ngô và chăn nuôi thêm lợn, trâu, bò. Kinh tế gia đình phát triển dần lên. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm để các chị em để mọi người cùng phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”.

Là huyện vùng cao, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của chị em còn hạn chế nên mỗi cán bộ Hội luôn đổi mới phương thức hoạt động, tuyên truyền, vận động chị em thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, làm thay đổi tư duy, nhận thức của hội viên, giúp chị em nâng cao đời sống.
 
Cùng với đó, các hội viên còn được chia sẻ về cách chi tiêu hợp lý, ngăn chặn bạo lực gia đình, sử dụng nguồn nước sạch trồng rau, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, tổ chức vệ sinh đường thôn, bản gắn với thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và  các phong trào: "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "Phụ nữ làm kinh tế giỏi".
 
Đến nay, huyện có 144 hộ hội viên có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/năm, 35 hộ hội viên có thu nhập 100 triệu đồng/năm. Đặc biệt, những ngày mưa lũ vừa qua, Hội Phụ nữ huyện và các xã đã vận động chị em hỗ trợ lẫn nhau khắc phục hậu quả. Đồng thời, tuyên truyền cách vệ sinh môi trường, làm sạch nguồn nước và khôi phục sản xuất...
 
Chị Lưu Thị Quế - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu cho biết: "Để làm tốt hơn nữa vai trò của cán bộ Hội, thời gian tới, mỗi cán bộ Hội từ cấp huyện tới cơ sở đều nêu cao hơn nữa tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương thức hoạt động và đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới hội viên, giúp chị em nâng cao nhận thức, góp phần xóa đói giảm nghèo”.

Huyền Trần

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái (bên phải) trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Công ty Điện lực Yên Bái – đơn vị có thành tích xuất sắc tiêu biểu, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái năm 2023.

Cùng với ngành điện cả nước, trải qua 45 năm xây dựng và phát triển (25/4/1979- 25/4/2024), cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Yên Bái đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên quê hương Yên Bái.

Công an xã Minh Quân phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy cho người dân.

Xác định phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ) là biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh làm giảm các loại tội phạm, thời gian qua, lực lượng Công an xã Minh Quân, huyện Trấn Yên chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, xây dựng nhiều mô hình điểm về phòng chống tội phạm.

Cán bộ BHXH tỉnh chốt sổ quá trình tham gia BHXH của người lao động.

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái nhận được câu hỏi của các bạn Đoàn Duy Minh ở huyện Văn Yên; Trần Linh Nga ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; Đặng Minh Quân ở thành phố Yên Bái về việc cấp lại sổ bảo hiểm, cấp mã do quá trình đóng BHXH gián đoạn, hoặc bị mất tờ rời... Sau đây là câu trả lời của BHXH xung quanh các câu hỏi trên.

Nhiều cửa hàng, quán ăn sử dụng túi giấy đựng hàng hóa để bảo vệ môi trường.

Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục