Giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/11/2017 | 4:49:56 PM

YBĐT - Hiện Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái đang quản lý 1.038 học viên, phần lớn đều nghiện nặng, sức khỏe yếu, trong đó có gần 20% mắc các bệnh cơ hội mãn tính.

Các học viên tham gia lao động tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội tỉnh.
Các học viên tham gia lao động tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội tỉnh.

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị đặc thù, có chức năng tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, quản lý để cai nghiện, chữa bệnh; giáo dục phục hồi hành vi; nhân cách; dạy nghề; tổ chức lao động xã hội; chuẩn bị các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sau cai nghiện ma túy đối với những học viên có nguy cơ tái nghiện cao. 

Hiện Trung tâm đang quản lý 1.038 học viên, phần lớn đều nghiện nặng, sức khỏe yếu, trong đó có gần 20% mắc các bệnh cơ hội mãn tính. Điều này cho thấy công tác y tế - phục hồi sức khỏe tại Trung tâm là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp bởi bản chất người nghiện là lười lao động, luôn có tư tưởng chống đối, cố tình giả vờ mắc bệnh, mong được đi viện tuyến trên để lợi dụng cơ hội trốn khỏi Trung tâm. 

Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế còn thiếu và lạc hậu dẫn đến việc điều trị cho học viên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những người mắc bệnh viêm gan và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lao phổi, HIV/AIDS. Thực tế đó đòi hỏi những cán bộ làm công tác y tế tại Trung Tâm phải thực sự kiên trì, có tình thương, trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

Có dịp đến thăm Trung tâm, nhìn các học viên tham gia lao động sản xuất, vui chơi, không ai nghĩ họ là những người lỡ dính vào ma túy, đến mức "thân tàn ma dại”. Nhiều người còn bày tỏ sự lạc quan, phấn khởi, vì sức khỏe dần hồi phục, da dẻ hồng hào, tăng cân, quan trọng hơn là ở Trung tâm họ nhận được sự đồng cảm, sẻ chia, được đào tạo nghề, tạo kế sinh nhai, trở thành những người có ích hơn cho xã hội và tìm lại được sự tự tin trong cuộc sống. 

Có được những kết quả đó, tập thể cán bộ tại Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn, tìm tòi những phương pháp khám, điều trị mới, do vậy, có nhiều sáng kiến hiệu quả đang được áp dụng và được cấp trên công nhận như: phương pháp phân loại, điều trị cắt cơn, giải độc; phương pháp theo dõi, điều trị học viên mắc lao, lao kháng thuốc; phương pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS… 

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Trung tâm còn thường xuyên cử cán bộ y tế đi học tập trung dài hạn, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn; bộ phận y tế tại Trung tâm còn chủ động tham mưu giúp Ban Giám đốc liên kết, phối hợp với các cơ sở y tế chuyên khoa của Trung ương, của tỉnh, để tổ chức khám, điều trị trực tiếp cho học viên mắc các bệnh xã hội, lao, HIV/AIDS. Chính vì vậy, chất lượng khám, điều trị, cai nghiện, phục hồi cho các học viên những năm qua tại Trung tâm không ngừng được cải thiện, nâng cao rõ rệt. 

Song song với đó, Trung tâm còn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm như: thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh phòng dịch, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng định kỳ hàng tháng; yêu cầu thân nhân học viên trong vùng có dịch bệnh, khi tiếp xúc trực tiếp với học viên phải đeo khẩu trang khi nói chuyện, rửa tay khử trùng trước khi đưa đồ ăn cho học viên; 100% học viên phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm; thực hiện nghiêm công tác giám sát chất lượng, lương thực, thực phẩm, hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng và phương pháp bảo quản, nấu ăn bảo đảm vệ sinh khoa học.

Thông qua các phong trào thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho học viên tại Trung tâm đã góp phần hạn chế tối đa số học viên phải chuyển lên tuyến trên, giúp học viên ổn định tâm lý, sức khỏe, yên tâm cai nghiện, chữa trị và học tập. Đồng thời, tạo được lòng tin của nhân dân, của học viên đối với Trung tâm về công tác cai nghiện. 

Thông qua công việc của mình, họ không chỉ giúp những người nghiện tái hòa nhập cộng đồng mà bằng cả tình thương, trách nhiệm họ còn là những người "gieo mầm” thiện cho những đối tượng một thời lầm lỡ để xã hội có cái nhìn bao dung, tin tưởng hơn khi học viên của Trung tâm trở về với cuộc sống đời thường và tái hòa nhập với cộng đồng. 

Anh Dũng

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục