Gần 400 người chết và mất tích vì thiên tai trong năm 2017

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/12/2017 | 9:35:37 AM

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Hoàng Văn Thắng cho biết năm 2017 là năm thiên tai khốc liệt, diễn ra ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước.

Trận mưa lũ ngày 11/10 vừa qua đã làm sập nhịp cầu Ngòi Thia (Yên Bái) làm ít nhất 4 người bị chết và mất tích.
Trận mưa lũ ngày 11/10 vừa qua đã làm sập nhịp cầu Ngòi Thia (Yên Bái) làm ít nhất 4 người bị chết và mất tích.

Dù cả hệ thống chính trị đã khẩn trương, tích cực vào cuộc, song tổn thất về thiên tai vẫn còn rất lớn với 386 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng, làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Thông tin trên được Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết tại Hội nghị "Công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi" do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức chiều 15/12 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, xu thế thiên tai ngày càng thể hiện tính dị thường và trái quy luật ở nhiều loại hình thiên tai như 2 cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm trở lại đây đổ bộ vào các tỉnh Trung Bộ.

Mưa lớn trái mùa tại miền Bắc làm hồ Hòa Bình lần đầu tiên phải xả cấp tập 8 cửa xả đáy trong thời gian chưa đầy một ngày. Lũ đặc biệt lớn tại các tỉnh Trung Bộ làm mực nước các sông lên cao xấp xỉ mức lịch sử. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, hai trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lại những hậu quả rất nặng nề, mất mát vô cùng to lớn về người, tài sản của nhân dân, nhất là ở người dân các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái.

Hội nghị "Công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi"  được tổ chức nhằm đánh giá sát thực công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; việc khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai tại các địa phương; triển khai hoạt động đánh giá nhanh chỗ ở an toàn của người dân, xác định các khu vực có nguy cơ cao để có cơ sở lắp đặt các thiết bị cảnh báo, thông tin, truyền thông tới người dân.

Các đại biểu dự hội nghị cũng chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình dự báo, cảnh báo sớm cho cộng đồng; nêu những giải pháp mới về công trình phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; xác định các giải pháp khẩn trương di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trọng điểm ở các tỉnh, thành phố; trên cơ sở đó góp phần xây dựng chương trình tổng thể phòng chống thiên tai tại các tỉnh miền núi với mục tiêu giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Theo ông Vũ Bá Thao, Phòng nghiên cứu Địa lý kỹ thuật, Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các loại bản đồ dự báo và cảnh báo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về lũ quét, sạt lở đất chưa có, cần phải được xây dựng.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống quan trắc và cảnh báo cho các điểm lũ quét, sạt lở đất là rất cần thiết đối với khu vực có đường giao thông, công trình xây dựng, công trình văn hóa, lịch sử; đồng thời cần thực hiện thí điểm một số trạm quan trắc để dần nhân rộng toàn quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, ông Kenichiro Tachi, chuyên gia tổ chức JICA, cố vấn Quản lý thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhật Bản cho biết cần có các biện pháp phi công trình được thực hiện để hỗ trợ công tác sơ tán và bảo vệ người dân. Khi nguy cơ thiên tai do mưa lớn sắp gây ra, "thông tin cảnh báo sạt lở đất" sẽ được chính quyền địa phương và Cơ quan khí tượng Nhật Bản cùng thông báo. Đây là cơ sở để đánh giá việc phát lệnh tham mưu sơ tán của thị trường và việc sơ tán tự nguyện của người dân.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến nhận định mưa lớn cục bộ ở các tỉnh miền núi là nguyên nhân chính dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất, hoạt động xây dựng nhà ở ven sông, suối, mái dốc đã và đang diễn ra phổ biến tại một số nơi.

Công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai tới cộng đồng và nhận thức của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc. Công tác phòng chống thiên tai ở các tỉnh miền núi đòi hỏi cần có một chương trình tổng thể để triển khai đồng bộ.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chiến sỹ trẻ tham gia kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4.

Sáng 29/3, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024.

Nội dung huấn luyện đội ngũ chiến thuật bài “Trung đội dân quân bảo vệ mục tiêu khi có gây rối bạo loạn”.

Ngày 28/3, huyện Yên Bình đã tổ chức ra quân huấn luyện trước rút kinh nghiệm huấn luyện dân quân tự vệ năm 2024 tại xã Bảo Ái.

Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục