Lan tỏa phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/2/2018 | 8:09:14 AM

YBĐT - năm 2017, toàn tỉnh đã có 92.667 gia đình (chiếm 44,4%) đạt gia đình học tập ; 363 dòng họ (chiếm 32%) đạt dòng họ học tập; 1.130 cộng đồng (chiếm 48,8%) đạt cộng đồng/thôn học tập; 407 đơn vị (chiếm 61,9%) đạt đơn vị học tập, 18 xã (chiếm 12,2%) đạt cộng đồng học tập cấp xã.


Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 448/QĐ-KHVN ngày 10/11/2015 của Hội Khuyến học (KH) Việt Nam về đẩy mạnh Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020, với sự vào cuộc của Hội Khuyến học (KH) và hệ thống chính trị, phong trào học tập đã lan tỏa mạnh mẽ trong từng gia đình, dòng họ và cộng đồng Yên Bái.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Phong trào đã thu được những kết quả nổi bật với số gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập năm sau cao hơn năm trước.

Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh có 83.258 gia đình đăng ký gia đình học tập, có 48.593 đạt; có 477 dòng họ đăng ký dòng họ học tập, có 145 dòng họ đạt; có 547 đơn vị đăng ký đơn vị học tập, có 214 đơn vị đạt; có 1 xã đạt cộng đồng học tập cấp xã.
 
Sang năm 2017, con số này đã tăng lên với 92.667 gia đình đạt gia đình học tập (chiếm 44,4%) ; 363 dòng họ (chiếm 32%) đạt dòng họ học tập; 1.130 cộng đồng (chiếm 48,8%) đạt cộng đồng/thôn học tập; 407 đơn vị (chiếm 61,9%) đạt đơn vị học tập, 18 xã (chiếm 12,2%) đạt cộng đồng học tập cấp xã.

Để có kết quả trên, sau khi đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức triển khai thí điểm xây dựng các mô hình học tập tại 3 địa phương: Trấn Yên, Trạm Tấu và thành phố Yên Bái, Hội KH tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 15/7/2016 về triển khai nhân rộng, đánh giá, công nhận các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Cùng đó là xác định rõ các mục tiêu, giải pháp, tiến độ thực hiện, có sự phân công cụ thể cho các cơ quan đơn vị liên quan nhằm mục đích nhân rộng, nâng cao chất lượng, đạt các chỉ tiêu xây dựng các mô hình học tập đến năm 2020. Đồng thời, Hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND tỉnh ban hành hướng dẫn đánh giá xếp loại "Cộng đồng học tập”; ban hành hướng dẫn thực hiện, đánh giá công nhận các mô hình học tập.
 
Để có cơ sở, căn cứ xác định mục tiêu xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp xã, Hội KH tỉnh ban hành kế hoạch khảo sát đánh giá thực trạng kết quả 15 tiêu chí xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp xã tại 180 phường xã, thị trấn... 

Căn cứ vào sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, hội KH các huyện, thị, thành phố khẩn trương, tích cực tham mưu đề xuất với UBND các huyện ban hành hướng dẫn triển khai và công nhận các mô hình học tập trên địa bàn.
 
Để triển khai nhân rộng các mô hình học tập, Hội KH tỉnh giao chỉ tiêu thực hiện các mô hình học tập cho các huyện, thị, thành phố theo từng năm; tham mưu để UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về việc kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập và Đề án xây dựng các mô hình học tập trên địa bàn tỉnh...

Cùng với việc làm tốt công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, Hội KH tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc bố trí, phân bổ ngân sách hỗ trợ hoạt động Đề án. Do đó trong 2 năm 2016 - 2017, tỉnh đã bố trí  trên 400 triệu đồng chi cho các hoạt động triển khai thực hiện Đề án của cấp tỉnh; đặc biệt năm 2017, Hội KH tỉnh tham mưu hỗ trợ 180 xã, phường, thị trấn mỗi đơn vị 2 triệu đồng/năm cho hoạt động KH, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Để phong trào triển khai hiệu quả, công tác tuyên truyền và tập huấn được và phối hợp giữa Hội KH với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội được triển khai mạnh mẽ như: Chương trình phối hợp số 154/CTrPH-LN ngày 20/12/2016 về thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh với Sở Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. 

Do đó, việc xây dựng mô hình học tập được gắn kết chặt chẽ với nhiều phong trào khác của địa phương như: phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”…
 
Các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đã thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau nâng cao đời sống, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, làm nên diện mạo mới trên mỗi miền quê Yên Bái.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Vào mùa lễ hội xuân, các cấp, các ngành chức năng cần tập trung các biện pháp kiểm soát ATTP, nhất là với quầy hàng bán đồ ăn nhanh tại các lễ hội.

YBĐT - Vậy là những ngày tết Mậu Tuất năm 2018 đã qua, người dân trên khắp các vùng quê Yên Bái đã được đón xuân trong bầu không khí vui tươi, đầm ấm. Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành với những hoạt động thăm hỏi, chúc tết, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe nhân dân thì hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) cũng đã đóng góp phần lớn để người người, nhà nhà được đón xuân, vui tết trọn vẹn.

Niềm vui mùa xuân mới của cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Sự sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị tết và tặng quà chúc tết người dân ở các địa phương đã mang lại nhiều niềm vui từ mỗi thôn bản. Đã có không ít trường THPT, trường mầm non đã tổ chức tết cho học trò; hay tết cho người già cô đơn và trẻ mồ côi...

Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cùng cán bộ nông nghiệp huyện trao đổi với nhân dân xã Nậm Khắt về sản xuất nông nghiệp ở cơ sở.

YBĐT - Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo công tác tuyên truyền và hoạt động báo cáo viên, từng bước đưa nhiệm vụ này đạt được những kết quả đáng mừng với phương châm "gần dân, hiểu dân”.

Trong dịp Tết nguyên đán, đã có gần 47.000 người đến viếng mộ Đại tướng.

Trong những ngày đầu năm mới, rất đông người dân từ mọi miền Tổ quốc đã về tại Vũng chùa – Đảo Yến để dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục