Đổi mới công tác dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2018 | 8:07:46 AM

YBĐT - Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách, chương trình, dự án về công tác dân tộc (CTDT), góp phần giúp đồng bào dân thộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế- xã hội vùng cao. Để hiểu rõ hơn về thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với đồng chí Giàng A Câu – Trưởng ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.


Nhiều chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc đã góp phần giúp đồng bào dân thộc thiểu số vùng cao tỉnh Yên Bái ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế- xã hội.
Nhiều chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc đã góp phần giúp đồng bào dân thộc thiểu số vùng cao tỉnh Yên Bái ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế- xã hội.

P.V: Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ - TTg về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Đề nghị đồng chí cho biết, chính sách này sẽ được triển khai như thế nào đến đồng bào DTTS và các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh?

Đồng chí Giàng A Câu: Thực hiện Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động rà soát đối tượng, tổng hợp nhu cầu trên địa bàn toàn tỉnh; tham mưu xây dựng xong đề án và trình UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền chờ Trung ương cấp vốn để triển khai thực hiện. Khi Trung ương đảm bảo nguồn vốn thì đồng bào DTTS và miền núi sẽ được hỗ trợ.
 
Cụ thể, hỗ trợ đất sản xuất cho hộ chưa có hoặc thiếu đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được chính quyền địa phương trực tiếp giao đất hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách Nhà nước và được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
 
Trường hợp, địa phương không bố trí được đất sản xuất thì hộ chưa có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề, mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, nhằm tạo thêm thu nhập từ ngân sách Nhà nước với mức tối đa 5 triệu đồng/hộ và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thiếu nước sinh hoạt, bình quân mỗi hộ 1,5 triệu đồng để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ DTTS còn du canh du cư; hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với những hộ thiếu hoặc không có đất sản xuất, hộ DTTS sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, bản ĐBKK để tạo quỹ đất, làm dịch vụ hoặc làm nghề khác, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững...

P.V: Vậy, đồng chí cho biết những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh!

Đồng chí Giàng A Câu: Quyết định số 1722 ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 gồm 5 dự án thành phần.
 
Chương trình 135 là dự án 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với 3 tiểu dự án là: Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, các thôn, bản ĐBKK; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ĐBKK, các thôn, bản ĐBKK; Dự án Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã ĐBKK, thôn, bản ĐBKK... 

Hết năm 2017, cả 3 tiểu dự án thuộc Chương trình 135 đều đã được UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết để triển khai đồng bộ, đầy đủ đến cơ sở và người dân.
 
Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với 81 xã ĐBKK có tổng số vốn 72.000 triệu đồng đã ưu tiên bố trí 40.288 triệu đồng cho 55 công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và công trình chuyển tiếp dự kiến hoàn thành năm 2017 (đã giải ngân được 40.151 triệu đồng đạt 99,66% so với số vốn đã giao); đối với kế hoạch vốn 31.712 triệu đồng, bố trí cho 36 công trình khởi công mới đã được phân bổ chi tiết, đến nay các địa phương cơ bản đã thực hiện đạt tiến độ vốn giao.
 
Đối với 177 thôn, bản ĐBKK thuộc các xã khu vực II được giao 36.200 triệu đồng để đầu tư xây dựng 107 công trình (trong đó có 55 công trình chuyển tiếp và 52 công trình xây dựng mới); vốn duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư được giao 6.560 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng 33 công trình, đến nay, các huyện cơ bản đã thực hiện xong.
 
Đối với Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, được Trung ương giao 27.786 triệu đồng và huy động của cộng đồng người dân được 5.212 triệu đồng, các huyện, thị được giao làm chủ đầu tư đang tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch. Dự án Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở được tỉnh giao Ban Dân tộc chủ trì thực hiện đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch giao.

P.V: Để tiếp tục triển khai tốt CTDT, đề nghị đồng chí cho biết nhiệm vụ của Ban Dân tộc tỉnh trong thời gian tới!

Đồng chí Giàng A Câu: Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CTDT. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là chương trình 135; triển khai các chương trình, kế hoạch hành động, có biện pháp sát thực nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

Ban sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; tuyên truyền, vận động ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS.

Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, giải ngân kinh phí các chương trình, chính sách đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phát huy tính chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước...

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Hồng Oanh (thực hiện)

Các tin khác
Chiến sỹ trẻ tham gia kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4.

Sáng 29/3, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024.

Nội dung huấn luyện đội ngũ chiến thuật bài “Trung đội dân quân bảo vệ mục tiêu khi có gây rối bạo loạn”.

Ngày 28/3, huyện Yên Bình đã tổ chức ra quân huấn luyện trước rút kinh nghiệm huấn luyện dân quân tự vệ năm 2024 tại xã Bảo Ái.

Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục