Tăng cường hậu kiểm thực phẩm tại 15 địa phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2018 | 2:26:48 PM

Dự kiến công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ được thực hiện tại các địa bàn trọng điểm gồm: Hà Nội, TPHCM, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, An Giang, Bình Dương, Long An, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2018.

Theo đó, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện hậu kiểm về ATTP thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP thuộc phạm vi quản lý.

Dự kiến hoạt động này sẽ được thực hiện tại các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, TPHCM, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Vĩnh Long (tháng 4, 5 và 6); Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Trà Vinh, An Giang (tháng 7, 8 và 9); Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Long An, Bắc Ninh, Bắc Giang (tháng 10, 11 và 12).

Việc triển khai công tác hậu kiểm này góp phần kiểm soát bảo đảm ATTP các khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, chú trọng hậu kiểm đối với các cơ sở có sản phẩm công bố (tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm); các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm.

Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hậu kiểm bảo đảm mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra, giám sát ít nhất 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.

Công tác hậu kiểm sẽ ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Đồng thời, thông qua công tác hậu kiểm, các địa phương tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật về ATTP, trách nhiệm của cơ sở/người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm ATTP; phổ biến, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Cục ATTP nêu rõ: Hoạt động này sẽ kết hợp hậu kiểm hồ sơ và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP; kiểm soát chặt chẽ hồ sơ tự công bố sản phẩm, trình tự công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, ghi nhãn, quảng cáo và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/đăng ký bản công bố và các hồ sơ, tài liệu pháp lý.

Riêng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các tỉnh, thành phố tập trung hậu kiểm việc chấp hành quy định chung về bảo đảm ATTP; các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP; việc sử dụng phụ gia thực phẩm…
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục