Hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ II, năm 2018

Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/5/2018 | 8:00:44 AM

YBĐT -  Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 là "Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. 


Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn thể người lao động, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động được nâng lên; điều kiện, môi trường làm việc được quan tâm, cải thiện hơn; công tác phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp và cháy nổ đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động triển khai; tần suất TNLĐ đã có chiều hướng giảm, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao.
 
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và bảo vệ sức khoẻ người lao động nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác này.
 
Vấn đề trang bị bảo hộ, bảo hiểm cho người lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư, đưa vào sử dụng các loại máy móc, dây chuyền, thiết bị sản xuất công nghệ hiện đại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, môi trường lao động khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ.

Theo số liệu thống kê năm 2017, toàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ TNLĐ làm chết 12 người, bị thương nặng 18 người; tình hình cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và cháy rừng cơ bản giảm về số vụ nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng... Những thiệt hại này đã để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho chính người lao động, gia đình và xã hội, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018 là "Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp”. 

Để Tháng hành động về ATVSLĐ tỉnh Yên Bái năm 2018 triển khai hiệu quả, thiết thực, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả tinh thần Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư, Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ; phân tích, đánh giá, nhận diện và đề ra các giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ, rủi ro về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. 

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác chỉ đạo, nêu cao trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
 
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần chủ động xây dựng và triển khai những chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ trong đơn vị của mình. Tăng cường đầu tư, đổi mới sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, rà soát bổ sung nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ; kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đối với từng máy, thiết bị, từng phân xưởng, tổ, đội để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố cũng như rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 
Các đơn vị sản xuất tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cũng như cung cấp thông tin và tư vấn, hướng dẫn cho người lao động biết cách tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

Song song với đó, các đơn vị tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động. Đồng thời tổ chức thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về ATVSLĐ, thực hành sơ cấp cứu….; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ký giao ước thi đua bảo đảm ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội…
 
Đối với người lao động, trước hết vì sức khỏe, tính mạng và lợi ích của chính mình, cần tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ năng làm việc an toàn để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.

Đức Toàn

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục