Đề án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy ngành giáo dục - đào tạo Yên Bái: Bảo đảm bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/6/2018 | 1:48:39 PM

YênBái - YBĐT - Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông  trên địa bàn tỉnh thời gian qua dường như đã đi đúng hướng với tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW, song bên cạnh đó ngành giáo dục và đào tạo tỉnh vẫn còn nhiều việc phải làm.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra cơ sở vật chất sau sắp xếp tại thành phố Yên Bái.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra cơ sở vật chất sau sắp xếp tại thành phố Yên Bái.

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận mà Nghị quyết số 19-NQ/TW Trung ương 6, khóa XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” nêu ra là giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong đó có yêu cầu sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.

Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua dường như đã đi đúng hướng với tinh thần Nghị quyết, song bên cạnh đó ngành GD&ĐT tỉnh vẫn còn nhiều việc phải làm. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Luyện Hữu Chung - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về vấn đề này.

P.V: Thưa ông! Sau khi tiếp thu Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19 Trung ương 6, khóa XII, ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã triển khai như thế nào?

Ông Luyện Hữu Chung: Sau khi tiếp thu Nghị quyết số 18 và 19 của BCHTƯ Đảng khóa XII, Chương trình hành động số 95-CTr/TU ngày 02/01/2018 và Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 12/3/2018 và Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Yên Bái; Sở GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-SGDĐT ngày 28/3/2018 để triển khai thực hiện. Trong đó tập trung vào thực hiện ngay một số nội dung sau:

Thứ nhất, triển khai việc học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc trong cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18-19 của BCHTƯ Đảng và Chương trình hành động 95-CTr/TU, Kế hoạch 72-KH/TU của Tỉnh ủy Yên Bái. Tạo sự đồng thuận cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện sắp xếp, bố trí đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị giáo dục.
 
Thứ hai, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động và Kế hoạch của Tỉnh ủy, đảm bảo thực hiện mục tiêu Nghị quyết 18, 19 của Đảng đã đề ra.
 
Thứ ba, tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các sở, ngành, các địa phương, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 43/KH-UBND, Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh và tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với GDMN, GDPT giai đoạn 2016-2020. Thứ tư, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai rà soát, xây dựng các Đề án về sắp xếp, bố trí bộ máy, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian.

P.V: Việc thực hiện trong ngành đã đạt những kết quả như thế nào và có những khó khăn gì thưa ông?

Ông Luyện Hữu Chung: Sau hơn 4 tháng triển khai, ngành GD&ĐT tỉnh đã tập trung chỉ đạo, rà soát các đơn vị để bố trí, sắp xếp đảm bảo tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, đã tham mưu xây dựng Đề án sáp nhập Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, bổ sung nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trên toàn địa bàn thành phố cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
 
Rà soát việc thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái để có phương án tham mưu việc sắp xếp đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trình UBND tỉnh xin chủ trương xây dựng Đề án tách Trường Phổ thông liên cấp 2+3 Trấn Yên II thành Trường THPT Hưng Khánh và Trường THCS Hưng Khánh. Tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo việc rà soát, sơ kết hai năm thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với GDMN, GDPT giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND và Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Tuy vậy, quá trình thực hiện cũng gặp những khó khăn như, qua tổng hợp, báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố đến thời điểm tháng 3/2018 toàn tỉnh còn thiếu 2.288 cán bộ, giáo viên, nhân viên so với quy định (trong đó thiếu 74 quản lý, 1.272 giáo viên và 942 nhân viên), phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên. 

Và theo lộ trình Đề án, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh sẽ giải thể như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của tỉnh.

P.V: Xin ông cho biết, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT tỉnh trong thực hiện Nghị quyết số 18, 19 thời gian tới như thế nào?

Ông Luyện Hữu Chung: Trước mắt, trong thời gian tới, ngành tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Sở rà soát, triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt; đồng thời tiếp tục xem xét, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công tác và các quy định mới của tỉnh, của Trung ương.
 
Tham mưu với tỉnh trong việc sắp xếp, tổ chức đối với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học, tổ chức lại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh ngay sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh. 

Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, các địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với GDMN, GDPT giai đoạn 2016-2020. Tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát quy mô, mạng lưới đối với GDMN, phổ thông công lập trên địa bàn toàn tỉnh. 

Trên cơ sở những khó khăn, tồn tại thực tế từ cơ sở, đề xuất, tham mưu với tỉnh điều chỉnh Đề án phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình mới ở từng địa phương. Cụ thể, xem xét tiếp tục đề xuất tách trường mầm non từ trường phổ thông, tách các trường phổ thông có quy mô quá lớn... đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiếp tục phối hợp trong việc tham mưu đầu tư cơ sở vật chất trường học cho các đơn vị trong lộ trình thực hiện xóa điểm lẻ, những trường sau khi xóa điểm lẻ nhưng điều kiện chưa đảm bảo, quan tâm tới các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của các trường dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú.
 
Phối hợp với UBND thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số cơ sở giáo dục ra ngoài công lập. Tham mưu, xin chủ trương xây dựng Đề án Nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS thành các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT. Triển khai xây dựng Đề án tách Trường Phổ thông liên cấp II - III Trấn Yên khi có ý kiến cho phép của tỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Ba (Thực hiện)

Các tin khác
Thí sinh trao đổi bài thi môn Toán tại Điểm thi Trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phô Yên Bái.

YBĐT - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2018 – 2019 tại tỉnh Yên Bái đã hoàn thành với 3 môn thi là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. 

Đại diện Ban Tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các trường tham gia tổ chức Hội giảng.

YBĐT - Sáng 6/6, tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2018.

Đường đi của bão số 2.

Trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển chậm theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 3-5km.

.

YBĐT - Ngày 5/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội thi "Sáng kiến, cải tiến mô hình, trang thiết bị huấn luyện hậu cần năm 2018”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục