Bảo đảm bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số ở Phong Dụ Hạ được tiếp cận dịch vụ y tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/6/2018 | 1:52:21 PM

YBĐT - Phòng khám Đa khoa khu vực Phong Dụ Hạ thường xuyên duy trì hoạt động điểm tư vấn dân số - sức khỏe sinh sản, thu hút được nhiều người tham gia. 

Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được quan tâm, nhất là đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được quan tâm, nhất là đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa.


Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao năng lực, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em. 

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, giúp họ tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Là xã đặc biệt khó khăn của huyện, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm hơn 70%, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán lạc hậu… nên công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở đây gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thăm khám phụ khoa còn thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ đạt mức độ trung bình, vẫn còn trường hợp kết hôn và mang thai sớm.
 
Trước thực trạng trên, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của cán bộ y tế Phòng khám Đa khoa khu vực Phong Dụ Hạ thời gian gần đây người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi.
 
Đánh giá nhanh tình hình, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Phòng khám Đa khoa khu vực Phong Dụ Hạ cho biết:  "Địa bàn tương đối rộng, đường sá đi lại không thuận tiện, thậm chí có thôn cách trung tâm xã đến gần chục cây số. Do đó, việc tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại vùng đặc biệt khó khăn, nơi ít tiếp xúc với dịch vụ y tế, tư vấn sức khỏe cho các bà mẹ, khám thai định kỳ, chăm sóc thai nghén, chống suy dinh dưỡng trẻ từ trong bào thai... còn hạn chế". 

"Hơn thế, những hủ tục lạc hậu vẫn thường trực trong tiềm thức của người dân, chẳng hạn như phải đẻ bằng được con trai để nối dõi, tỷ lệ đẻ mau chiếm khá cao... Gần đây, bằng nhiều hoạt động thiết thực, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, Phòng khám đã nỗ lực thay đổi tình trạng trên” - bà Huyền nói.

Tìm hiểu thực tế tại địa phương, để giảm thiểu thực trạng này, trước hết, cần phải nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe như: nói chuyện chuyên đề cho phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên lồng ghép qua các buổi họp thôn; phát các thông điệp trên đài truyền thanh của xã.
 
Bên cạnh đó, tại Phòng khám thường xuyên duy trì hoạt động điểm tư vấn dân số - sức khỏe sinh sản, thu hút được nhiều người tham gia. Đặc biệt, xã được sự can thiệp của nhiều dự án do đó, đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thôn bản, các cặp vợ chồng trẻ, mẹ chồng, thanh thiếu niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản. 

Ngoài ra, phát tài liệu cho 9/9 thôn, bản với nhiều nội dung như: kết hôn và mang thai sớm, chuẩn bị cho việc đẻ an toàn, mất cân bằng giới tính khi sinh, những dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai...
 
Đồng thời, Phòng khám cùng với cán bộ y tế thôn bản chủ động tổ chức các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt chú trọng đến những vùng còn khó khăn, vùng có mức sinh cao; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại các cơ sở y tế, duy trì tỷ lệ giảm sinh, giảm có thai ngoài ý muốn, đa dạng hóa các phương pháp tránh thai và cung cấp dịch vụ tránh thai có chất lượng.

Đối với công tác chăm sóc trẻ em cũng được duy trì thực hiện hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2018, trẻ em dưới 2 tuổi được cân, đo 1 lần/quý, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được cân hàng tháng, 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng... Do đó, 100% trẻ em được quản lý, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể, đến nay chỉ còn 18%.
 
Song song với đó, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và sau sinh cũng được đặc biệt chú trọng. Hiện tại, Phòng khám quản lý tất cả bà mẹ đến theo dõi thai và khi sinh tại cơ sở y tế đều được chăm sóc sau sinh, được tiêm phòng uốn ván mũi 2 trở lên, được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.Đặc biệt, thời gian gần đây, địa bàn xã không có tai biến sản khoa, sau khi sinh đều được cán bộ y tế thôn bản thăm và tư vấn. 

Bên cạnh đó, Phòng khám còn tăng cường công tác dự phòng và điều trị có hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe vị thành niên thông qua tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi.

Tới đây, các cấp ủy, chính quyền cùng với Phòng khám tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung nỗ lực cải thiện sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, giảm sự chênh lệch giữa các thôn, bản… góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trần Minh

Các tin khác

YBĐT - Sáng 14/6, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái tổ chức Hội thảo "Đổi mới đa dạng thông tin trên sóng phát thanh - truyền hình Yên Bái".

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (14/6), một vùng áp thấp trên rãnh áp thấp có trục 21-23 độ vĩ Bắc đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Các chiến sỹ nhí hào hứng tham gia giao lưu.

YBĐT - Tối 13/6, tại Trường Quân sự tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức giao lưu tìm hiểu, nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế cho 76 chiến sỹ "nhí" đang tham gia Học kỳ trong quân đội đợt 2- 2018.

YBĐT - Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất tích cực. Nhờ vậy, phụ nữ mang thai nhiễm HIV hầu hết được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục