Biên chế tuyển vượt 78.000 người khiến quỹ lương đội hơn 850 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/6/2018 | 9:36:31 AM

Tổng quỹ lương bố trí cho biên chế công chức, viên chức, lao động do vượt chỉ tiêu được giao, làm tăng chi ngân sách Nhà nước 859 tỷ đồng.

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).

Báo cáo kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại 13 bộ, ngành và 47 địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều đơn vị tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc giao chỉ tiêu biên chế và tiếp nhận sử dụng biên chế sai quy định, vượt thẩm quyền.

Cụ thể, có 10 địa phương giao vượt 5.069 biên chế và 01 Bộ vượt 18 biên chế; 5 địa phương giao 905 chỉ tiêu biên chế viên chức cho các cơ quan hành chính không đúng quy định tại Điều 2, Luật Viên chức; 02 địa phương giao chỉ tiêu hợp đồng khác chưa đúng quy định của Luật Viên chức 8.841 người.

Việc sử dụng lao động (công chức, viên chức, hợp đồng lao động) thực tế có mặt trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người.

Trong đó, tại các cơ quan hành chính của 37 địa phương và 1 Bộ vượt Bộ Nội vụ giao 15.156 người, tại các đơn vị sự nghiệp công lập của 23 địa phương vượt HĐND giao 29.511 người, 16 địa phương có số biên chế viên chức vượt định mức quy định 18.612 người.

Tổng quỹ lương bố trí cho biên chế công chức, viên chức, lao động do vượt chỉ tiêu được giao, làm tăng chi ngân sách Nhà nước 859 tỷ đồng.

Bên cạnh đó có 11 địa phương sử dụng 1.259 biên chế viên chức của các đơn vị sự nghiệp công làm công việc quản lý nhà nước; 32 địa phương sử dụng 9.299 lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn tại các cơ quan tổ chức hành chính; còn có địa phương bố trí 32 công chức (không phải là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công) làm nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng lao động làm công tác chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp chưa qua thi tuyển, xét tuyển nhiều năm; ký hợp đồng lao động tùy tiện, không đúng quy định (Giám đốc sở ký; Chủ tịch huyện ký; Trưởng phòng ký; Hiệu trưởng ký;…); 12 địa phương và 01 Bộ có số lượng cấp phó vượt quy định của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ; quy định chức danh hàm không có trong quy định của Nhà nước.

Ngoài ra việc thực hiện triển khai công tác tinh giản biên chế còn chậm, năm 2016 chỉ có 09/47 địa phương thực hiện tinh giản biên chế nhưng chưa đảm bảo mức tinh giản tối thiểu 10% so với biên chế giao 2015 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Phụ nữ thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình tham gia vệ môi trường đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 900 tổ tự quản do Mặt mặt trận Tổ quốc chủ trì thành lập. Các tổ đã vận động thành viên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp; vệ sinh đồng ruộng; trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, cây xanh, đường hoa….

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục