Ban chỉ đạo Trung ương họp khẩn vì áp thấp nhiệt đới nối áp thấp đổ bộ biển Đông

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/7/2018 | 3:54:43 PM

Áp thấp nối áp thấp đang hướng vào biển Đông và Bắc Trung bộ. Trước tình hình thiên tai trong nước và trên thế giới đang diễn biến phức tạp, chiều 16-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp khẩn triển khai các giải pháp ứng phó, đồng thời sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình này.

Cuộc họp khẩn chiều nay do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.
Cuộc họp khẩn chiều nay do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay, 16-7, vùng áp thấp trên vịnh Bắc bộ đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 11 giờ trưa nay, áp thấp nhiệt đới có vị trí 18.7°N và 108.1°E, sức gió mạnh nhất đạt cấp 6 (39 - 49km/giờ); gió giật cấp 8 (62 - 74 km/giờ). Hướng di chuyển Tây Tây Nam với vận tốc 5km/giờ. Vị trí hướng tới: Các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

Dự báo: Áp thấp nhiệt đới còn mạnh thêm trước khi đổ bộ vào các tỉnh Thanh Hóa - Hà Tĩnh với cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

Vì vậy, các địa phương nêu trên cần có phương án chủ động phòng chống với gió mạnh và mưa lớn. Các tỉnh Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế cần đề phòng mưa to gây ngập úng tại đô thị, khu dân cư và lũ quét sạt lở đất tại vùng núi.

Trong khi đó, cũng trong sáng 16-7, một vùng áp thấp ở phía Đông Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 11 giờ trưa nay, áp thấp nhiệt đới có vị trí 19°N và 125°E; sức gió mạnh nhất: cấp 6 (39 - 49km/h); gió giật cấp 8 (62 - 74km/giờ. Hướng di chuyển Tây với vận tốc 25 - 30 km/giờ. Vị trí hướng tới: Khu vực Đông Bắc biển Đông.

Dự báo áp thấp nhiệt đới di chuyển rất nhanh hướng vào biển Đông vào chiều tối và đêm nay sẽ đi vào phía Đông khu vực Bắc biển Đông cùng cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 sau đó hướng về vịnh Bắc Bộ và mạnh dần lên thành bão với cường độ mạnh cấp 8 giật cấp 10.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo áp thấp nhiệt đới gần biển Đông có diễn biến phức tạp sau khi mạnh lên thành bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh với cường độ mạnh.

Theo báo cáo bổ sung của Ban chỉ đạo Trung ương: Từ ngày 6 đến 12-7, tại Nhật Bản, lũ quét, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh miền Tây làm trên 200 người chết, 30 mất tích. Hiện nay, tại Trung Quốc, lũ lụt tại 241 con sông/16 tỉnh làm hàng chục người thiệt mạng, ảnh hưởng hơn 1 triệu người, gây thiệt hại kinh tế ước tính 3,87 tỷ USD.
Trước tình hình thiên tai trong nước và trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, chiều 16-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp khẩn để triển khai các giải pháp ứng phó, đồng thời sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình này.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường báo cáo: Hiện nay, thiên tai trên thế giới đang rất khốc liệt. Tại Nhật Bản, mặc dù có kinh nghiệm nhưng vẫn thiệt hại rất nặng. Tại Trung Quốc, khoảng 2/3 lãnh thổ có mưa, lũ. Tại Bắc bộ nước ta hiện cũng đang đối mặt với áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bắc bộ và áp thấp nhiệt đới ở phía Đông Philippines sắp mạnh lên thành bão.

Để chủ động ứng phó, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã chủ động diễn tập chỉ đạo xả lũ và xả ngay 1 cửa xả đáy tại hồ Hoà Bình trong đêm diễn tập. Sau 6 ngày xả đến nay mực nước trên hồ vẫn ở mức cao nên vẫn phải tiếp tục xả. Sáng nay đã lệnh xả tiếp 1 cửa xả đáy.
 

Từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra nhiều loại hình thiên tai, bao gồm: 2 cơn bão; 3 áp thấp nhiệt đới; 88 trận giông, lốc sét; 7 trận lũ quét, sạt lở đất; 7 đợt gió mạnh trên biển; 4 đợt rét đậm, rét hại... Đặc biệt, tại 11 tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra trận lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23 đến 26-6-2018 gây thiệt hại lớn về người và tài sản; mưa đá, giông lốc trên diện rộng từ 14 đến 15-4-2018...

Thiên tai từ đầu năm đến nay đã làm 75 người chết và mất tích, 48 người bị thương; 509 nhà bị đổ, sập và 12.571 nhà bị hư hại, tốc. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 868 tỷ đồng.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục