An toàn thực phẩm trong nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/7/2018 | 7:54:05 AM

YBĐT - Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp từng bước được nâng cao qua việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm rau an toàn tại cửa hàng thực phẩm Xanh+, thành phố Yên Bái.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm rau an toàn tại cửa hàng thực phẩm Xanh+, thành phố Yên Bái.

Hàng năm, các cơ quan chức năng, các huyện, thị, thành phố phối hợp mở hàng trăm lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Song song với đó là xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng các loại rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP.
 
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân cách trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc được phép sử dụng lưu hành, đặc biệt khuyến khích và ưu tiên những loại có nguồn gốc sinh học, ít độc hại và phân hủy nhanh. Trong trồng rau màu, người dân đã biết áp dụng biện pháp quản lý dịch hại IPM, thực hiện nguyên tắc "4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

Nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe, cải thiện môi trường sinh thái hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thành phố Yên Bái quy hoạch vùng trồng rau an toàn rộng hơn 70,4 ha tại các xã: Âu Lâu, Tuy Lộc và Văn Phú; thành lập 2 tổ hợp tác và một HTX sản xuất rau an toàn với 109 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích 11ha đủ điều kiện ATTP. 

Các sản phẩm rau do các tổ hợp tác sản xuất đều được chứng nhận đủ điều kiện, được bao gói, có tem nhãn rõ ràng và được người tiêu dùng tin tưởng.
 
Việc sản xuất rau an toàn đã góp phần thay đổi nhận thức của nông dân từ phương thức quảng canh sang thâm canh, từ thiếu an toàn sang an toàn, từ đơn lẻ sang liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tại huyện Văn Chấn, sản xuất nông nghiệp đang dần hình thành theo hướng hàng hóa với việc xây dựng một số vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn, vùng cây ăn quả...
 
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Thực hiện bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi xác định trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP trong sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản được đẩy mạnh. Đồng thời khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi nông sản an toàn”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân.
 
Đặc thù của các cơ sở còn nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, không hình thành các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh… do đó đa phần người sản xuất chưa có kiến thức đầy đủ về ATTP trong sản xuất nông nghiệp.
 
Trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo, nhắc nhở nhưng tình trạng nhiều hộ nông dân lạm dụng các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích tăng trưởng vẫn tồn tại. 

Việc tuân thủ quy trình sản xuất an toàn ở nhiều nơi còn khó khăn do phải theo dõi và ghi chép nhật ký đầy đủ, chi tiết sinh trưởng và các biện pháp áp dụng đối với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sản xuất. 

Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Yên Bái, các ngành chức năng cần tích cực phối hợp với các địa phương để quản lý thực phẩm từ gốc và huy động cộng đồng cùng tham gia quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất đạt các tiêu chuẩn tiên tiến; tiếp tục, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, tuyên truyền, khuyến cáo người sản xuất không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục cho phép.
 
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cần phát huy vai trò trong việc liên kết với người nông dân, tích tụ ruộng đất và chính người nông dân sẽ trực tiếp tham gia sản xuất để tạo ra chuỗi sản phẩm hàng hóa lớn, có chất lượng cung ứng cho thị trường. 

Cùng với đó, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp theo chuỗi liên kết nhằm quản lý chất lượng, ATTP, đó là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường, để ngành nông nghiệp Yên Bái phát triển bền vững.

Hồng Duyên

Các tin khác

Sáng nay- 26/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với chủ đề: "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng gay gắt.

Thống kê từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã hoàn thành.

Các đơn vị đang khẩn trương xây dựng 7 điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc Nam gồm nhà vệ sinh lưu động, bãi đỗ, đường ra vào, một số hoàn thành trước 30/4.

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho hội viên.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 3.280 báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, cùng với sử dụng phương thức truyền thống, công tác tuyên truyền miệng đã tận dụng, phát huy được ưu thế của các loại hình truyền thông khác

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục