Mưa lũ tiếp tục tàn phá nhiều địa phương

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/7/2018 | 10:59:16 AM

Mưa lũ kéo dài liên tục những ngày qua gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt ở hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, khiến thiệt hại về người tăng nhanh khi có 24 người chết và 16 người mất tích.

CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân vượt qua QL18 (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh).
CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân vượt qua QL18 (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh).

 24 người chết, 16 người mất tích

Chiều 21.7, ông Trần Quốc Toản, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, cho biết trong ngày 21.7, tại tỉnh này có 1 người chết do sạt lở đất. Nạn nhân là ông Xa Văn Khoán (53 tuổi, trú xóm Mát, xã Tiền Phong, H.Đà Bắc). Mưa lũ cũng khiến 17 nhà bị thiệt hại do sạt lở đất và hàng trăm hộ khác phải sơ tán khẩn cấp khỏi vùng nguy hiểm; đường giao thông, cơ sở hạ tầng ở các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Yên Thủy, Lương Sơn, Mai Châu thiệt hại nghiêm trọng.

Tại Yên Bái, đến 17 giờ hôm qua, mưa lũ làm 11 người chết, 8 người mất tích và 11 người bị thương. Sạt lở đất uy hiếp trực tiếp đến 691 hộ dân, buộc phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 3.356 ngôi nhà bị ngập lụt, hư hỏng và tốc mái; 422 tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng, sập đổ.

Lũ quét và sạt lở đất tại Phú Thọ làm 2 người chết. Một nạn nhân khác bị lũ cuốn mất tích là ông Nguyễn Hồng Tư (trú xã Tề Lễ, H.Tam Nông). Mưa lớn gây ngập lụt cũng khiến 1.299 hộ dân phải di chuyển khỏi chỗ ở.

Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), đến 17 giờ ngày 21.7, tại tỉnh Sơn La có 2 người chết và 4 người mất tích.

Sơ tán dân vì thủy điện xả lũ

Tại Thanh Hóa, trong ngày 21.7, H.Quan Hóa đã sơ tán người và tài sản của 11 hộ ở xã Thành Sơn, do Thủy điện Trung Sơn trên sông Mã xả lũ. Trong khi đó, gần 200 hộ dân của xã Phú Lệ bị cô lập 4 ngày qua. Tại H.Lang Chánh, lũ đã cuốn trôi 3 ngôi nhà, khiến 2 người chết, 2 người mất tích. Tuyến QL15C lên H.Mường Lát nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, các phương tiện không thể lưu thông.

Tại tỉnh Ninh Bình, mưa lớn và nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hoàng Long chảy qua các huyện Nho Quan, Gia Viễn dâng cao, 2 thôn Liên Phương, Ngọc Nhị của xã Gia Thủy (H.Gia Viễn) bị cô lập hoàn toàn; hơn 40 hộ dân của xã Xích Thổ (H.Nho Quan) bị ngập sâu từ 0,5 - 1,5 m.

Chiều 21.7, ông Cụt Bá Nhâm, Phó chủ tịch UBND xã Mường Ải (H.Kỳ Sơn, Nghệ An), cho biết sáng cùng ngày mưa lũ đã cuốn sập dãy nhà ở gồm 5 phòng của giáo viên Trường tiểu học Mường Ải. Rất may, trước khi sự cố xảy ra, lực lượng của Bộ đội biên phòng Nghệ An đã hỗ trợ các thầy cô di chuyển đồ đạc ra khỏi dãy nhà. 

Chiều cùng ngày, thông tin từ tỉnh Nghệ An cho biết, mưa lũ những ngày qua đã khiến tỉnh này có 14 nhà bị sập, 1 nhà bị cuốn trôi, 73 nhà bị sạt lở, 10 căn nhà bị hư hỏng, 3 cây cầu bị cuốn trôi, 14.320 ha lúa bị ngập. Một số xã ở các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương vẫn đang bị cô lập do đường bị sạt lở, các tràn bị ngập gây ách tắc giao thông.

Nhiều đô thị ngập lụt nghiêm trọng
Đêm 20, rạng sáng 21.7, khu vực Hà Nội có mưa lớn kéo dài nhiều giờ. Lượng mưa đo được tại khu vực H.Ba Vì lên tới 174 mm, tại Sơn Tây là 142 mm và tại Hà Đông là 126 mm. Nhiều khu vực ngập sâu, giao thông bị ùn ứ, chia cắt như đường Thái Hà (Q.Đống Đa), đường Phạm Văn Đồng và khu vực P.Tân Xuân (Q.Bắc Từ Liêm), đường Quang Trung (Q.Hà Đông)...

Mưa lớn cũng gây ngập nặng tại 2 TP Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh). Đáng chú ý, tại Km 12 trên QL18, đoạn qua P.Quang Hanh (TP.Cẩm Phả) ngập sâu gần 2 m, các phương tiện phải vòng qua QL279, đoạn qua H.Hoành Bồ để đến các huyện Tiên Yên, Hải Hà và TP.Móng Cái ở phía đông tỉnh Quảng Ninh. Tính đến chiều tối cùng ngày, đã có khoảng 200 hộ dân tại TP.Hạ Long, TP.Cẩm Phả phải di dời do mưa lũ.

Tại Hải Phòng, mưa lớn cũng khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt như: Cầu Đất, Lương Khánh Thiện, Lê Lợi, Lạch Tray (Q.Ngô Quyền); Điện Biên Phủ, Trần Phú, Bạch Đằng, Đường 5 cũ (Q.Hồng Bàng); Cát Dài, Trần Nguyên Hãn (Q.Lê Chân), Trần Tất Văn (Q.Kiến An). Mực nước nhiều nơi dâng cao 30 - 40 cm, tràn cả vào nhà dân. 

(Theo TNO)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục