“Điểm tựa” cho người yếu thế

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/10/2018 | 7:42:24 AM

YBĐT - Với chức năng, chăm sóc, nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nhiều năm qua, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội (CTXH và BTXH) tỉnh đã trở thành "ngôi nhà chung” và "điểm tựa” cho nhiều đối tượng hoàn cảnh khó khăn.

Cán bộ Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc người già cô đơn tự nguyện.
Cán bộ Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc người già cô đơn tự nguyện.

Ông Nguyễn Vương Hồng, 84 tuổi, người dân phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã tự nguyện vào Trung tâm. Ông tâm sự: "Do con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc nên tôi đã tự nguyện xin  vào Trung tâm an dưỡng tuổi già. Tại đây, tôi được cán bộ quan tâm nhiệt tình chăm sóc nên cảm thấy khỏe hơn, yên tâm hơn ở nhà”.
 
Đưa chúng tôi thăm Trung tâm, ông Phạm Công Quyết – Giám đốc Trung tâm cho biết: "Với 89 đối tượng đang nuôi dưỡng, trong đó có 15 người già cô đơn không nơi nương tựa, 66 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 4 người khuyết tật đặc biệt nặng, 4 người cao tuổi tự nguyện tại Trung tâm hiện nay, 28 cán bộ viên chức người lao động đã đoàn kết, trách nhiệm vượt qua khó khăn để hoàn thành trách nhiệm được giao”.
 
Điều này được thể hiện qua việc duy trì, bảo đảm mức trợ cấp tiền ăn thường xuyên từ ngân sách địa phương cho các đối tượng theo quy định từ 810.000 đồng đến 1.350.000 đồng/tháng; mọi chế độ của đối tượng đều bảo đảm thường xuyên, đúng tiêu chuẩn chế độ chính sách.
 
Trung tâm xây dựng thực đơn hàng ngày bảo đảm chế độ dinh dưỡng, đồng thời thực hiện tốt nội quy nhà ăn, duy trì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm trước và sau chế biến theo quy định. 100% đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm được mua thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh định kỳ 6 tháng/lần.
 
Trong đó, đối tượng người già thường xuyên được cán bộ y tế của Trung tâm kiểm tra, theo dõi sức khỏe, điều trị tại chỗ và đề xuất chuyển tuyến kịp thời khi quá khả năng; được nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đáp ứng kịp thời những nhu cầu chính đáng, qua đó động viên tinh thần, giúp đối tượng yên tâm sống vui vẻ. Đối với trẻ em, hiện hầu hết các em trong độ tuổi đến trường được đi học và trang bị đầy đủ đồ dùng học tập.
 
Để các em có điều kiện hòa nhập cộng đồng, Trung tâm còn liên hệ cho một số cháu đi học nghề tại các cơ sở may mặc, cắt tóc, sửa chữa xe máy, làm vườn... Ngoài ra, các em còn được tham gia sinh hoạt văn hóa, được giáo dục kỹ năng sống và tham gia các hoạt động xã hội, các diễn đàn, giúp mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.

Bên cạnh hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, từ năm 2014 đến nay, các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã được Trung tâm triển khai.
 
Chị Phạm Thị Làn - cán bộ Trung tâm cho biết: "Trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông các vấn đề về xã hội tại khu dân cư, tư vấn trực tiếp và tư vấn qua tổng đài, về dịch vụ công tác xã hội. Trong hoạt động can thiệp trợ giúp, hàng năm, đơn vị tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu trợ giúp hàng trăm trường hợp cần giúp đỡ”.
 
Các hoạt động này được thể hiện qua con số: năm 2017, Trung tâm đã hỗ trợ khẩn cấp đối với 8 trường hợp (3 trẻ lang thang, 2 trẻ bị bạo lực gia đình, 3 trẻ bị xâm hại tình dục). Đồng thời tiếp nhận, thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu trợ giúp đối với 125 đối tượng.
 
Thông qua hoạt động can thiệp trợ giúp của Trung tâm, có 14 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6 trẻ em được tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung; 48 trẻ em được khám sàng lọc; 17 trẻ dược tiếp nhận phục hồi chức năng miễn phí; 30 người chăm sóc được tập huấn kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em.
 
Trong 9 tháng của năm nay, Trung tâm đã tiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp 5 trường hợp, trong đó tiếp nhận 1 người lang thang, 1 trẻ bị bạo lực và 3 trẻ bị xâm hại tình dục.
 
Đồng thời, thu thập thông tin đánh giá nhu cầu trợ giúp 45 trường hợp, qua đó trợ giúp 21 đối tượng được thụ hưởng chính sách; 8 trẻ em được khám sàng lọc, phục hồi chức năng; 7 đối tượng được đề nghị tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm, 9 đối tượng được kết nối tới các dịch vụ xã hội như: tặng xe lăn, học nghề, bảo trợ hàng tháng…

Thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển, Trung tâm tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội và cung cấp dịch vụ CTXH; xây dựng các mô hình trị liệu và triển khai dịch vụ tự nguyện… góp phần xoa dịu những nỗi đau, góp phần ổn định xã hội.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục