Yên Bái quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2018 | 8:14:19 AM

YBĐT - Là tỉnh miền núi, nơi sinh sống của 30 dân tộc anh em, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 55,5% dân số nên công tác dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Phụ nữ dân tộc Dao xã Tân Phượng, huyện Lục Yên sơ chế  ngô hè thu.
Phụ nữ dân tộc Dao xã Tân Phượng, huyện Lục Yên sơ chế ngô hè thu.

Trong những năm qua, tỉnh đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp công tác dân tộc vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; ban hành các nghị quyết, đề án, chính sách đặc thù trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đối với vùng đồng bào DTTS. 

Để hỗ trợ 81 xã, 829 thôn bản khó khăn và 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Trạm Tấu và Mù Cang Chải, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển cho vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Chương trình 134 (nay là Quyết định 755), Chương trình 135, Chương trình 30a của Chính phủ, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009, Chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh như: trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi… với tổng nguồn huy động trên 8.670 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn như các tuyến đường đến các thôn của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và công trình phúc lợi công cộng khác tiếp tục được đầu tư xây dựng, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Ngoài ra, người dân vùng cao, vùng đồng bào DTTS còn thường xuyên được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức khoa học vận dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần bước đầu để tỉnh hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa như vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên 5.000 ha tại Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên; vùng ngô hàng hóa 15.000 ha tại Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn; vùng chè 9.000 ha tại Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên; vùng sắn cao sản 8.000 ha tại Văn Yên; vùng tre măng Bát độ trên 3.000 ha tại Trấn Yên; vùng quế trên 30.000 ha tại Văn Chấn, Văn Yên; vùng sơn tra tại Mù Cang Chải, Trạm Tấu… 

Từ những chương trình, dự án hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và huyện, vùng đồng bào DTTS đã hình thành một số trang trại chăn nuôi đại gia súc bán chăn thả, chăn nuôi lợn, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp; một số làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, rèn, mây tre đan; một số điểm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, tín ngưỡng tâm linh... 

Quan tâm phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội, đời sống văn hóa tinh thần vùng DTTS  cũng được tỉnh hết sức quan tâm, đặc biệt là việc phát triển giáo dục. Cùng thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi của Chính phủ, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục như: hỗ trợ học bổng cho học sinh là người dân tộc thiểu số học THPT và bổ túc THPT tại huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; hỗ trợ 20% mức lương tối thiểu chung đối với học sinh chưa được hưởng chính sách học bổng học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo quy định của Nhà nước…, đặc biệt là triển khai thực hiện thành công Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. 



Đời sống từng bước được nâng cao, vị thế phụ nữ người dân tộc thiểu số được nâng lên.

Đến nay, toàn tỉnh có 9 trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú, 50 trường phổ thông bán trú, 55 trường có học sinh bán trú với tổng số 22.318 học sinh dân tộc được hưởng chính sách hỗ trợ (chiếm 17,3% tổng số học sinh phổ thông của tỉnh); tỷ lệ học sinh DTTS cấp tiểu học, trung học cơ sở được học tại các trường PTDT bán trú đạt 29,8%. Qua 2 năm thực hiện Đề án, đã đưa được 7.690 em học sinh DTTS từ hơn 25 điểm trường lẻ về các điểm trường chính, giúp con em có điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng học tập. 

Quan tâm đến vùng đồng bào DTTS, không chỉ bộ mặt địa phương nơi đồng bào sinh sống mà đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS đã được nâng lên một bước. Trong tổng số 37 xã được công nhận xã nông thôn mới, có 12 xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 50%; cơ bản không còn đói lưu niên ở vùng cao; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh, nhất là tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, bình quân năm 2016 và 2017 giảm trên 7,7%/năm, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 5 - 6%/ năm, cuối năm 2017 còn 21,97%.

Đình Tứ

Các tin khác
Những mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” góp phần xây dựng cảnh quan môi trường thị xã xanh - sạch - đẹp.

YBĐT - Thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Hội Phụ nữ (HPN) thị xã Nghĩa Lộ đã thành lập các mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp” nâng cao nhận thức bảo vệ, cải thiện cảnh quan môi trường của hội viên, phụ nữ.

Người dân thôn Làng Lao, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn đưa trẻ đến tiêm phòng sởi.

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 69 ca mắc và nghi mắc bệnh sởi.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc. (Ảnh minh họa)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 23-10, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh miền núi phía bắc có mưa rất to và dông mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn.

Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao (22,98%) so với tổng số hộ thoát nghèo, tình trạng tái nghèo đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, những nơi thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục