Yên Bái: Khó khăn khi áp dụng Thông tư số 15 của Bộ Y tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/11/2018 | 10:50:51 AM

YBĐT - Ông Nguyễn Tài Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết: "Do giảm giá một số dịch vụ nên dù mới thực hiện áp dụng Thông tư số 15 được 2,5 tháng, Trung tâm đã giảm thu 830 triệu đồng, trung bình mỗi tháng đơn vị sẽ bị giảm 332 triệu đồng. Điều này gây khó khăn cho đơn vị khi đang thực hiện tự chủ 100% về tài chính”. 

Người dân đến khám bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên.
Người dân đến khám bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên.

Từ ngày 15/7/2018, Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp chính thức có hiệu lực.

Theo đó, mức giá khám bệnh BHYT tại các cơ sở y tế đều có sự thay đổi theo chiều hướng giảm. Điều này đã có sự tác động tới các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Trung tâm Y tế huyện Văn Yên là một trong những đơn vị nằm trong tốp đầu về số lượt người đến KCB tuyến huyện. Trung bình một ngày, Trung tâm tiếp đón khoảng 350 lượt bệnh nhân đến khám bệnh và trên 260 lượt bệnh nhân điều trị nội trú. 

Tuy nhiên, sau gần 3 tháng áp dụng Thông tư số 15 của Bộ Y tế, ngoài quy định giảm giá khám bệnh, giường bệnh thì còn một số quy định về cận lâm sàng như: 1 máy siêu âm chỉ được phép thực hiện tối đa 48 ca/ngày, máy X-quang là 58 ca/ngày... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của Trung tâm. 

Ông Nguyễn Tài Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết: "Bên cạnh thuận lợi như việc Thông tư số 15 điều chỉnh tăng giá 9 dịch vụ, gồm giá ngày giường chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu; bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật mới sẽ được BHXH thanh toán; được thanh toán các loại bơm kim tiêm, kim truyền trực tiếp cho người bệnh thì còn khó khăn do một số dịch vụ chưa có phiên tương đương nên nhiều mã dịch vụ không thanh toán được như: chiếu đèn vàng da sơ sinh, cắt hẹp bao quy đầu... Do giảm giá một số dịch vụ nên dù mới thực hiện áp dụng Thông tư số 15 được 2,5 tháng, Trung tâm đã giảm thu 830 triệu đồng, trung bình mỗi tháng đơn vị sẽ bị giảm 332 triệu đồng. Điều này gây khó khăn cho đơn vị khi đang thực hiện tự chủ 100% về tài chính”. 

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 lượt người khám bệnh và trên 500 lượt bệnh nhân điều trị nội trú. Là bệnh viện hạng 1, lượng bệnh nhân KCB và điều trị nội trú cao, theo quy định giảm giá 70 dịch vụ, trong đó những dịch vụ có tần suất sử dụng lớn được điều chỉnh giảm như: tiền khám trước đây theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC là 39.000 đồng thì theo Thông tư số 15 giảm xuống còn 33.000 đồng, nội soi tai-mũi-họng giảm mạnh từ 203.000 đồng xuống 100.000 đồng hay quy định rõ số ca siêu âm, chụp X-quang... đã tác động không nhỏ đến nguồn thu của đơn vị, nhất là khi đang thực hiện tự chủ tài chính. 

Bà Trịnh Thị Thu Hoài - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết: "Khi áp dụng Thông tư số 15, nhiều dịch vụ chưa có phiên tương đương nên ảnh hưởng đến việc mã hóa và thanh toán BHYT. Đặc biệt, trong các phiên tương đương này đối với các chuyên khoa chưa được phiên tương đương đầy đủ; đối với các dịch vụ kỹ thuật có hướng dẫn về giá dịch vụ phẫu thuật gây mê, chưa có giá dịch vụ gây tê nên khó khăn cho Bệnh viện khi thanh quyết toán BHYT”. 

Trước những khó khăn trên, hầu hết các cơ sở y tế đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm có phiên tương đương các dịch vụ y tế còn lại để việc thực hiện thanh toán BHYT được thuận lợi.

Theo Thông tư số 15 của Bộ Y tế, có 88 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh, trong đó đáng chú ý là giảm giá 70 dịch vụ gồm: giá khám bệnh, giá ngày giường bệnh và 30 dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm... Mục tiêu của Thông tư 15 là điều chỉnh các dịch vụ kỹ thuật có tần suất chỉ định lớn, chi phí lớn nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế áp dụng tại các cơ sở y tế cho thấy Thông tư này đang bộc lộ một số bất cập. Trong bối cảnh hầu hết các bệnh viện đã thực hiện tự chủ tài chính thì việc quy định cứng mức khám và các thủ thuật cận lâm sàng đã làm sụt giảm nguồn thu của đơn vị. 

Theo bà Trần Lan Anh - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Với giá dịch vụ giảm như vậy, nguồn thu của các cơ sở y tế sẽ giảm 5% - 7%. Trước thực tế đó, các cơ sở y tế sẽ phải tiết kiệm chi tiêu, sử dụng nhân lực hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng từ dịch vụ đến công tác KCB để thu hút người bệnh đồng thời phải bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh tham gia BHYT.

Hồng Duyên

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục