Kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018)

Những “bông hoa” giáo dục nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2018 | 8:02:52 AM

YBĐT - Thực hiện 3 khâu đột phá, xây dựng Yên Bái thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 631 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, trong đó có 530 người tham gia giảng dạy.

Thầy Phạm Hoài Nam hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cơ chế hoạt động thiết bị điện.
Thầy Phạm Hoài Nam hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cơ chế hoạt động thiết bị điện.

Những đóng góp của đội ngũ giáo viên nghề nghiệp là yếu tố quyết định để mỗi năm thêm hàng vạn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin giới thiệu một số "bông hoa” trong vườn hoa những người thầy đào tạo nghề, thay lời cảm ơn, tri ân và lời chúc tốt đẹp nhất.

Nhắc đến thầy Phạm Hoài Nam, người có 19 năm công tác trong lĩnh vực hướng nghiệp dạy nghề Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ, ai ai cũng biết không chỉ bởi sự tâm huyết mà cả với những thành tích mà người thầy này đã đạt được, khi 2 lần thầy đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; một lần đạt giải dạy nghề cấp quốc gia; tổ chức ôn luyện học sinh giỏi tay nghề cấp tỉnh đạt 1 giải Nhì, 2 giải Ba. Hơn thế, thầy còn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.

Tốt nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên năm 1998, kể từ đó đến nay, Phạm Hoài Nam gắn bó với đào tạo nghề. Để trở thành người thầy giỏi trong lĩnh vực đào tạo nghề điện, điện lạnh, cùng không ngừng hoàn thiện về trình độ chuyên môn khi tham gia lớp nghiệp vụ sư phạm tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Với mong muốn thường xuyên cập nhật kiến thức, công nghệ mới và có môi trường rèn luyện kỹ năng nghề, đầu năm 2005, thầy Nam mạnh dạn mở xưởng sửa chữa về cơ - điện. 

Thầy tâm sự: "Những công việc thực tế tại xưởng đã giúp tôi cập nhật, bổ sung những kiến thức thực tiễn, những trang thiết bị mới được ứng dụng đưa vào các bài giảng thêm phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc giao lưu và học hỏi thêm từ đồng nghiệp giỏi trên toàn quốc hoạt động trong lĩnh vực cơ - điện lạnh và cập nhật kiến thức mới từ các hãng có sản phẩm cơ - điện lạnh thông qua các trung tâm bảo hành giúp tôi hiểu rõ hơn về thị trường lao động và những thay đổi của ngành cơ - điện lạnh, từ đó có những tham mưu với Khoa và nhà trường về nội dung chương trình giảng dạy sao cho phù hợp nhất, giúp học sinh hiểu rõ lĩnh vực được đào tạo”. 

Những đóng góp của thầy Nam đã góp phần vào thành tích chung của Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ mỗi năm đào tạo trên 2.300 học sinh, học viên; trong đó, trên 90% học sinh, học viên là người dân tộc thiểu số, nhiều em thuộc hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đáng mừng, trên 95% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề đều có việc làm, có thu nhập, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo vùng cao. 

Với sự phát triển của xã hội, đào tạo nghề ô tô là lĩnh vực nghề có sự phát triển nhanh. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, đội ngũ giáo viên đào tạo lĩnh vực này cũng được cơ sở đào tạo nghề quan tâm phát triển. Một trong những người nổi bật lĩnh vực đào tạo này là thầy Lương Trọng Hiển - giáo viên Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô – Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái. 

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, để nâng cao hiệu quả đào tạo, thầy Hiển luôn thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, nội dung mà Bộ Giao thông - Vận tải ban hành. Bên cạnh đó, thầy thường xuyên thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở kiến thức, kỹ năng nghề của chương trình dạy nghề, tạo sự chuyển biến mới về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng dạy và học. 

Bên cạnh đó là việc đầu tư nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; thường xuyên học tập trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu công tác; tích cực tham gia các hội giảng. 

Qua những lần hội giảng, hội thi, thầy Hiển đã đạt 1 giải Nhất cấp tỉnh; giải Ba "Hội thi Tay lái vàng dành cho giáo viên dạy lái xe ô tô” Tổng cục Đường bộ Việt Nam năm 2017; giải Nhất "Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Yên Bái” năm 2018; giải Ba "Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc” năm 2018. 

Vững kiến thức và phương pháp truyền dạy, kết quả đào tạo học viên học nghề lái xe ô tô hạng B2 của thầy Hiển luôn được đánh giá cao. Thể hiện qua kết quả các kỳ thi sát hạch đạt tỷ lệ cao, 100% học viên nắm được nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản theo đúng mục tiêu đào tạo.  

Khác với hai lĩnh vực trên thuộc chuyên môn kỹ thuật liên quan đến máy móc, đào tạo lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người đòi hỏi những người thầy phải có trình độ chuyên môn cao. Là thủ khoa đầu ra Đại học Y dược Thái Nguyên, năm 2010, cô sinh viên Phan Lệ Hằng được nhận về công tác tại Tổ môn Điều dưỡng, Trường Trung cấp Y tế Yên Bái, nay là Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái. Để có những tiết học hay, hấp dẫn học viên, quá trình giảng dạy, cô giáo Phan Lệ Hằng luôn cải tiến phương pháp giảng dạy. 


Tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh năm 2018, cô Phan Lệ Hằng đã đạt giải Nhì.  

Thể hiện, năm học 2013 - 2014, cô có sáng kiến cải tiến "Tạo mô hình vết thương có chỉ khâu để thay băng, rửa vết thương và cắt chỉ phục vụ cho giảng dạy thực hành kỹ thuật điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái” được Hội đồng Khoa học nhà trường đánh giá cao; năm học 2014 - 2015, cô tiếp tục có sáng kiến cải tiến "Tạo mô hình thông tiểu” để ứng dụng trong giảng dạy thực hành kỹ thuật điều dưỡng, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức. 

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu giảng dạy ngày càng cao, vượt qua khó khăn, năm 2015, Phan Lệ Hằng đã tiếp tục thực hiện học tiếp thạc sỹ điều dưỡng tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, với thành tích thủ khoa đầu vào. 

Tốt nghiệp, Hằng đã có luận văn "Khảo sát về kiến thức, thái độ thực hành phòng bệnh thalassemia trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh Yên Bái năm 2017”. Luận văn có tính thực tiễn đã được Hội đồng nghiên cứu khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đánh giá cao.

 Mỗi người một lĩnh vực đào tạo nhưng đặc điểm chung những người thầy lĩnh vực đào tạo nghề đó là luôn tâm huyết, trách nhiệm và lòng yêu nghề. Họ không ngừng sáng tạo hoàn thiện bản thân qua tự học, qua áp dụng công nghệ mới vào công tác giảng dạy; đồng thời, nghiên cứu cải tiến và áp dụng phương pháp giảng dạy mới vào thực tiễn, giúp đào tạo ra nhưng đội ngũ nhân lực có chất lượng. 

Đóng góp của những "bông hoa” trên và đội ngũ trên 600 cán bộ quản lý, giáo viên giảng viên trong tỉnh đã cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và đất nước.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục