Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/12/2018 | 9:29:15 AM

Đề xuất mới đây của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông về việc sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam đang đặt ra cho các nhà chính sách lẫn giới chuyên môn câu hỏi: Nếu quyết sách này được ban hành, thì làm thế nào để nó thực sự đi vào cuộc sống...

Sinh viên Hà Nội tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với du khách.
Sinh viên Hà Nội tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với du khách.

 Hiểu chính xác về "ngôn ngữ thứ hai”

Trước hết, cần làm rõ thế nào là ngôn ngữ thứ hai. Có hai cách hiểu về cụm từ này.

Cách thứ nhất, được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, định nghĩa "tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai” là tiếng Anh của một người ngoại quốc học và sử dụng tiếng Anh ngay tại quốc gia nói tiếng Anh bản ngữ (như tại Anh, Mỹ, Úc...). 

Theo cách hiểu này, thì tiếng Anh tại Việt Nam (VN) chỉ được học/dạy như một ngoại ngữ, vì chúng ta không có một cộng đồng đông đảo những người nói tiếng Anh bản ngữ để tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh hằng ngày một cách tự nhiên. 

Đây là lý do tại sao trước đây khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ có chủ trương "đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai tại VN” như một mục tiêu của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thì đã có nhiều người băn khoăn hoặc lên tiếng phản đối.

Ở các thà nh phố lớn hiện nay, trẻ từ mẫu giáo đã được cho là m quen với tiếng Anh Ảnh: Trúc Linh

Ở các thành phố lớn hiện nay, trẻ từ mẫu giáo đã được cho làm quen với tiếng Anh

Bên cạnh cách hiểu phổ biến nêu trên, vẫn còn một cách hiểu khác nữa. Khi nói đến việc "công nhận” một ngôn ngữ nào đó "như ngôn ngữ thứ hai” là ta đang nói đến địa vị pháp lý của ngôn ngữ ấy trong xã hội, bên cạnh ngôn ngữ đã được công nhận là ngôn ngữ quốc gia (ở đây là tiếng Việt). 

Và để một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của dân chúng trở thành một ngôn ngữ chính thức thứ hai của một quốc gia, thì điều đầu tiên cần làm là có một chính sách về ngôn ngữ/ngoại ngữ để tạo ra địa vị pháp lý cho ngôn ngữ ấy 

Đúng hơn, để tránh nhầm lẫn thì trong trường hợp này nên nói rõ là "công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai” (sau tiếng Việt). Và để một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của dân chúng trở thành một ngôn ngữ chính thức thứ hai của một quốc gia, thì điều đầu tiên cần làm là có một chính sách về ngôn ngữ/ngoại ngữ để tạo ra địa vị pháp lý cho ngôn ngữ ấy.

Phải tạo một môi trường sử dụng tiếng anh hằng ngày

Nhưng phải chăng chỉ cần Thủ tướng đồng ý công nhận và ban hành chính sách thì ngay lập tức chúng ta sẽ có một môi trường sử dụng tiếng Anh tương tự như Singapore, Philippines, hay ít nhất là Malaysia?

Mọi việc không đơn giản thế. Để công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ (chính thức) thứ hai tại VN thì điều kiện căn bản duy nhất cần đáp ứng là phải tạo một môi trường sử dụng tiếng Anh hằng ngày cho những người muốn hoặc cần sử dụng tiếng Anh. Và đó là lý do tại sao cho đến nay việc chính sách xem tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai dễ dàng thành công ở các nước cựu thuộc địa, do những nước này đã có sẵn một "hạ tầng tiếng Anh” trong xã hội do chính quyền thực dân để lại.

Có thể học hỏi từ kinh nghiệm của 2 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Singapore. Cả hai đều là cựu thuộc địa của Anh. Trong thời gian còn dưới quyền cai trị của Anh thì tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức duy nhất, được sử dụng trong toàn bộ lĩnh vực công quyền (hành chính - pháp lý, cùng tất cả các dịch vụ công như giáo dục, y tế, truyền thông báo chí...). 

Sau khi giành được độc lập, chính quyền sở tại đứng trước một trong hai lựa chọn sau đây: (1) xóa bỏ hoàn toàn địa vị pháp lý của tiếng Anh, chỉ giảng dạy ngôn ngữ này trong nhà trường như một ngoại ngữ; (2) cho phép tiếng Anh tồn tại bên cạnh ngôn ngữ quốc gia với vai trò là một trong những ngôn ngữ chính thức.

Lựa chọn đầu tiên là điều mà Malaysia đã làm, và nhiều năm sau đất nước này đã vô cùng hối tiếc vì phải tốn rất nhiều công sức và thời gian để nâng cao khả năng tiếng Anh của người dân mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Trong khi đó, Singapore đã táo bạo giữ lại địa vị pháp lý của tiếng Anh trong xã hội. Kể từ khi Singapore độc lập, tiếng Anh chưa bao giờ mất vai trò chính thức của mình dù chỉ một ngày.

Cố Thủ tướng tài ba Lý Quang Diệu đã sớm nhận ra rằng đối với Singapore, tiếng Anh chính là công cụ cho sự phát triển và hội nhập của đất nước. Sự thành công của Singapore ngày nay không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của những chính sách ngôn ngữ kiên trì và mạnh mẽ trong suốt mấy chục năm qua, từ việc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức trong nhà trường, dạy tiếng Anh cho trẻ em ngay từ mầm non và tiểu học, nhập toàn bộ sách giáo khoa từ Anh về cho học sinh học, đến việc buộc mọi công chức nhà nước phải có trình độ tiếng Anh thành thạo mới được bổ nhiệm vào chức vụ... 

Những quyết định táo bạo đó không ít lần vấp phải chống đối. Và tốc độ phát triển của Singapore đã chứng minh cho sự sáng suốt của vị thủ tướng đầu tiên ở đất nước này.

Rốt cục, cũng giống như nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể cứ tuyên bố xong là thế giới sẽ công nhận chúng ta. Để một ngôn ngữ được xem là chính thức tại một quốc gia thì ngôn ngữ ấy tối thiểu phải là ngôn ngữ của hành chính - pháp lý và của mọi dịch vụ công cộng.

Nếu các cơ quan công quyền hoàn toàn không sử dụng tiếng Anh, mọi giấy tờ văn bản đều bằng tiếng Việt, công chức - viên chức địa phương chỉ biết nói tiếng Việt, báo chí truyền thông cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt, và ra đường nhìn bảng hiệu, đi xe công cộng, hỏi thăm đường… đều phải sử dụng tiếng Việt, thì việc ban hành chính sách công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại VN chỉ mới dừng ở quyết tâm.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần khơi dậy một môi trường mọi người đều thích học tiếng Anh

Phát biểu tại buổi tọa đàm về "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân" (sáng 8.12), ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh: "Việc dạy và học ngoại ngữ cần phải thiết thực, ứng dụng, coi ngoại ngữ là công cụ để giao tiếp, học thực chất, tránh tình trạng học đối phó, học vì bằng cấp, chứng chỉ. Cần xây dựng một cộng đồng nói tiếng Anh, một xã hội học tập, tạo thành phong trào sâu rộng, người biết nhiều dạy cho người biết ít, không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả người trưởng thành, toàn dân đều có thể học ngoại ngữ.

Cần khơi dậy một môi trường mà ở đó mọi người đều thích nói, thích đọc tiếng Anh. Các trường đại học, nhất là các trường đại học công nghệ nhập chương trình của nước ngoài bằng tiếng Anh về giảng dạy và tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận bằng tiếng Anh. Ngoài ra, có thể đưa một số môn học như toán, khoa học tự nhiên vào giảng dạy bằng tiếng Anh trong nhà trường. Bộ sẽ xem xét việc xây dựng trung tâm khảo thí độc lập, uy tín, có thể mời các tổ chức kiểm định quốc tế có kinh nghiệm để đánh giá chất lượng của các trung tâm giảng dạy ngoại ngữ tại VN hiện nay.
(Theo TNO)

Các tin khác
Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương bấm nút Khai mạc tháng ATVSLĐ và tháng Công nhân

Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024. Sự kiện do Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Sáng nay- 26/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với chủ đề: "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng gay gắt.

Thống kê từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã hoàn thành.

Các đơn vị đang khẩn trương xây dựng 7 điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc Nam gồm nhà vệ sinh lưu động, bãi đỗ, đường ra vào, một số hoàn thành trước 30/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục