Tạo môi trường sống lành mạnh cho phụ nữ và trẻ em

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/1/2019 | 2:06:04 PM

YênBái - Với chủ đề "Chủ động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”, Tháng hành động vì bình đẳng giới và sự kiện truyền thông về phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em năm 2018 (từ ngày 15/11 - 15/12/2018), thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu lạc bộ gia đình phòng chống tệ nạn xã hội phường Pú Trạng tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ kiến thức về PCBLGĐ.
Câu lạc bộ gia đình phòng chống tệ nạn xã hội phường Pú Trạng tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ kiến thức về PCBLGĐ.

Trong Tháng hành động, Trường Tiểu học & THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức Hội thi "Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường và xâm hại phụ nữ, trẻ em” cho các học sinh. Các đội đã trải qua 3 phần thi gồm: hiểu biết; xử lý tình huống và năng khiếu. 

Bằng sự hiểu biết cũng như khả năng diễn đạt khéo léo của mình, các đội thi đã tạo ra không khí thoải mái, giúp các em học sinh tiếp thu, trao đổi dễ dàng, không ngại ngùng về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, bạo lực và xâm hại tình dục. 

Em Lò Thúy Hằng - học sinh Trường Tiểu học & THCS Lý Tự Trọng cho biết: "Đây là Hội thi rất ý nghĩa giúp chúng em được tiếp cận, hiểu biết hơn về kiến thức bình đẳng giới, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, xã hội, bạo lực học đường…, từ đó xây dựng kỹ năng sống, tự bảo vệ cho mình và mọi người”.

Theo số liệu của UBND thị xã Nghĩa Lộ, từ 2008 đến nay, trên địa bàn thị xã có 41 vụ bạo lực gia đình, trong đó 5 vụ xảy ra với người dưới 16 tuổi, còn lại 36 vụ xảy ra ở độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi; đối tượng cả nam và nữ. 

Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Ngay khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được ban hành, UBND thị xã đã tổ chức phổ biến, quán triệt Luật, các văn bản về công tác gia đình, công tác PCBLGĐ tới cán bộ chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể, các xã, phường, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ thị xã đến cơ sở và các tổ chức chính trị, xã hội tại khu dân cư; đưa nội dung tuyên truyền phổ biến Luật vào kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của địa phương”. 

Theo đó, năm 2018, thị xã đã ban hành 40 văn bản liên quan đến công tác gia đình và PCBLGĐ, trong đó có 19 kế hoạch, hướng dẫn; 21 báo cáo. 

Ngoài ra, thị xã còn tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội trong công tác phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tùy từng cơ sở, thị xã đã triển khai các hoạt động phù hợp như: treo băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích tuyên truyền tại các trục đường chính, nơi công cộng, nơi đông dân cư; xuất bản, nhân bản và phát hành rộng rãi các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới đến với người dân. 

Đặc biệt, các tài liệu tuyên truyền cho cộng đồng và đối tượng chính là nam giới và trẻ em trai; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của các xã, phường; tổ chức các cuộc thi, giao lưu về chủ đề Tháng hành động như: tìm hiểu pháp luật; sáng tác, sân khấu hóa; hội diễn tuyên truyền viên giỏi; giao lưu văn nghệ, thể thao... đã đa dạng hóa tài liệu, hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; huy động các nguồn lực hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

Được biết, hiện nay, thị xã đang duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các mô hình PCBLGĐ, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, gia đình phát triển bền vững, trong đó chú trọng vào những địa phương có nguy cơ cao về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; tăng cường xây dựng kế hoạch kiểm tra phối hợp với các ban, ngành có liên quan và các tổ chức thành viên thành lập đoàn giám sát liên ngành về hoạt động PCBLGĐ ít nhất 1 lần/năm; biểu dương, động viên, khen thưởng tổ chức, cá nhân, gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác gia đình, PCBLGĐ...

Trần Ngọc

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Ảnh minh họa.

Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, nhiều tuyến tàu đã được bổ sung vào chạy dịp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục