Yên Bái: Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/1/2019 | 1:52:09 PM

YênBái - YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt.

Ngành hàng kinh doanh thực phẩm cần được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngành hàng kinh doanh thực phẩm cần được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, ngành công thương thường xuyên hướng dẫn các huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành quản lý; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra thực phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh và xử lý các vi phạm về sản phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP; phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm tra ATTP, nhất là tình hình sản xuất, kinh doanh rượu. 

Ngành y tế thường xuyên chỉ đạo các đơn vị triển khai công tác đảm bảo ATTP, tập trung vào các đợt cao điểm như: tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, Tháng hành động Vì ATTP; tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh. 

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa nông sản đảm bảo mức an toàn cao nhất cho người tiêu dùng... 

Do có sự phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng ngành nên đã hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp trong quản lý nhà nước về ATTP. 

Cụ thể, năm 2018, UBND tỉnh đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành kiểm tra 137 cơ sở và đã xử lý vi phạm với số tiền phạt gần 120 triệu đồng, tịch thu hàng trị giá gần 98 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá gần 53 triệu đồng; thanh tra việc chấp hành các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP của 36 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản có nguồn gốc động, thực vật.

Kiểm tra, giám sát 56 cơ sở chế biến, kinh doanh giò, chả, 42 cơ sở kinh doanh nông sản, 2 cơ sở chế biến măng, tương ớt, 9 cơ sở kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, 23 cơ sở chế biến, kinh doanh chè...; 

Kiểm dịch vận chuyển 1.102 chuyến với gần 240.000 con gia súc, gia cầm; 41 chuyến với  27.163 kg (da lợn, da trâu bò, nội tạng trâu bò, ruột non sơ chế); 10 chuyến với 8.600 con ba ba thương phẩm, kiểm soát giết mổ động vật các loại 96.000 con, kiểm tra vệ sinh thú y 777 lượt cơ sở. 

Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh phát hiện, điều tra, xử lý 57 vụ với 57 cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP, lập hồ sơ ra quyết định xử phạt hành chính 56 vụ với số tiền gần 185 triệu đồng; khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội buôn lậu.

Tịch thu tiêu hủy 996 lít rượu, 475 kg nội tạng động vật, 130 kg chân giò lợn, gần 119.000 quả trứng, 1.500 kg hạt hướng dương không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. 

Để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về ATTP cũng được các sở, ngành, địa phương chú trọng, tuyên truyền.

Các hình thức tuyên truyền như: treo băng zôn, khẩu hiệu; phát tờ rơi, tờ gấp; nói chuyện chuyên đề; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức ATTP và hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm; duy trì đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm ATTP tại Sở Y tế qua số điện thoại 0964601010. 

Tỉnh còn hỗ trợ và cấp 70.000 tem điện tử thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, thực phẩm cho 34 cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện về ATTP (tem truy xuất nguồn gốc thực hiện chủ yếu cho sản phẩm rau xanh, giò, chả, chè xanh). 

Xác định trong dịp tết Nguyên đán năm nay, các loại thực phẩm: thịt, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát sẽ được tiêu thụ với số lượng lớn. 

Do đó, cùng với tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiên quyết không để các sản phẩm không bảo đảm trà trộn trên thị trường, các lực lượng chức năng, các địa phương trong tỉnh cũng khuyến cáo người dân không nên mua tích trữ thực phẩm tết quá nhiều; hạn chế sử dụng, lạm dụng rượu bia và tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, rượu bia không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hồng Oanh

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục