Dịch sởi diễn biến phức tạp trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 9:19:00 AM

Khi việc thống kê được hoàn tất vào tháng 4 năm nay, số lượng ca mắc bệnh sởi trên thế giới sẽ cao hơn con số 229.000 ca như hiện nay, và dự kiến sẽ cao gấp đôi so với số liệu của năm 2017.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh sởi.
Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh sởi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số liệu cập nhật đến giữa tháng 1/2019 cho thấy, có 229.068 ca mắc bệnh sởi được ghi nhận tại 183 quốc gia thành viên trong năm 2018. Chưa nói đến số liệu cập nhật đầy đủ vào tháng 4 tới, con số hiện tại đã cao gần gấp đôi số liệu của năm ngoái. Châu Mỹ ghi nhận gần 17.000 ca mắc bệnh sởi trong năm 2018, trong khi đó ở châu Âu là 82.596 ca, Đông Nam Á là 73.133 ca và Tây Thái Bình Dương là 23.607 ca.

Theo Giám đốc cơ quan chủng ngừa, vắc-xin và sinh học của WHO Katherine O’Brien, ngoài việc có khả năng gây tử vong, các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm phát ban, mù lòa và viêm não. Virus gây bệnh có thể lây truyền rất dễ dàng, thông qua ho, hắt hơi và có thể tồn tại hàng giờ trong một giọt nước.

Hiện nay, dịch sởi diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Trong đó, Bộ Y tế Philippines  cho biết, tính đến ngày 19/2, số ca mắc sởi tại quốc gia Đông Nam Á này là 8.443 ca và 136 ca tử vong kể từ khi giới chức Philippines chính thức xác nhận bùng phát dịch sởi ngày 6/2/2019. Như vậy, số ca mắc sởi đã tăng 253% trong khi số ca tử vong cũng tăng 491% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng theo Bộ Y tế Philippines, hầu hết các ca mắc sởi là trẻ em dưới 4 tuổi.

Tại Madagascar, ít nhất 992 trẻ em và người trưởng thành đã tử vong vì bệnh sởi kể từ tháng 10/2018 đến nay.  Số ca tử vong dựa trên các số liệu chính thức, nhưng con số này có thể chưa đầy đủ do hiện tại số người mắc bệnh ở nước này là 66.000 người. Một chiến dịch khẩn cấp đã tiêm phòng cho 22 triệu trong số 26 triệu người dân. Madagascar – quốc đảo Ấn Độ Dương là một trong số những quốc gia nghèo nhất châu Phi và trong năm 2017, chỉ có 58% dân số được tiêm phòng bệnh sởi. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Madagascar ở mức cao nhất châu Phi, với 47%. Điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong do nhiễm sởi, WHO cho biết.

Để phòng tránh sự lây lan và những biến chứng đáng tiếc của dịch bệnh này, WHO cho rằng, tiêm vắc-xin là cách phòng ngừa hiệu quả. Số liệu từ WHO cho thấy, trong giai đoạn năm 2000 – 2017, tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh sởi đã ngăn chặn được 21,1 triệu ca tử vong trên thế giới, khiến cho vắc-xin phòng bệnh sởi trở thành sản phẩm tốt nhất được mua trong y tế công cộng.

Trong năm 2017, khoảng 85% trẻ em trên thế giới đã nhận được mũi tiêm phòng vắc-xin bệnh sởi trong năm đầu đời thông qua các dịch vụ y tế thông thường, tăng so với con số 72% trong năm 2000. Tuy nhiên, tình trạng không tiêm phòng sởi vẫn xảy ra ở nhiều nước, bởi vậy trong năm 2017, thế giới vẫn ghi nhận 110.000 ca tử vong vì bệnh sởi, đa phần là trẻ em dưới 5 tuổi.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục