Yên Bái chủ động phòng chống bệnh cúm mùa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2019 | 2:32:23 PM

YênBái - Tính từ thời điểm trước tết Nguyên đán đến ngày 17/2, số ca mắc cúm mùa lũy tích 416 ca, trong đó, huyện Trấn Yên nhiều nhất 168 ca, Trạm Tấu 94 ca, thành phố Yên Bái 67 ca. 

Các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Yên Bái khám, theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh nhi điều trị tại khoa. (Ảnh: Đức Toàn)
Các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Yên Bái khám, theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh nhi điều trị tại khoa. (Ảnh: Đức Toàn)

Qua nắm bắt thực tế ở các địa phương, hiện nay, không có ca nào mắc mới, tính từ thời điểm trước tết Nguyên đán đến ngày 17/2, số ca mắc cúm mùa lũy tích 416 ca, trong đó, huyện Trấn Yên nhiều nhất 168 ca, Trạm Tấu 94 ca, thành phố Yên Bái 67 ca. 

Đây là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên và bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông - xuân. Bệnh cúm mùa lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe qua đường hô hấp, qua nước bọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. 

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, có khoảng 5 - 10% người lớn trưởng thành và khoảng 20 - 30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó, có 3 - 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 - 500.000 người tử vong. 

Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 - 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. 

Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân. Tại Việt Nam nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng, các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. 

Song, thời điểm này, qua xét nghiệm cho thấy, phần lớn bệnh nhân bị cúm mùa là do vi rút cúm A, chỉ một số trường hợp do cúm B. Xuất hiện nhiều vào mùa đông - xuân, bệnh cúm mùa thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dù được kiểm soát, tuy nhiên, trước diễn biến của thời tiết và dịch bệnh nên không được chủ quan. Trao đổi với chúng tôi về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm mùa, bác sỹ Chuyên khoa I Lê Hồng Quang - Trưởng khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm, các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện những cơn sốt cao 39 - 40 độ C. 

Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn; đau tai, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy… 

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. 

"Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong” - Bác sỹ Quang chia sẻ.

Với người nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly. Với trường hợp nhiễm cúm nhưng biểu hiện nhẹ, chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế... 

Khi bệnh nhân sốt trên 38 độ C, để hạ sốt chỉ dùng paracetamol. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung các vitamin) và cân bằng nước điện giải. 

Nếu triệu chứng nặng lên, nên đến cơ sở y tế khám để xác định mức độ bệnh và được tư vấn, hướng dẫn, điều trị thích hợp. Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng vi rút được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ (chỉ được điều trị tại các cơ sở y tế). 

Cụ thể như: bị cúm nặng, cúm ác tính hoặc cúm trên những bệnh nhân có nguy cơ dễ diễn biến nặng và có biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì... 

Những trường hợp này cần được điều trị tại các cơ sở y tế; thậm chí, phải chuyển tuyến nếu vượt quá trình độ chuyên môn của tuyến dưới. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các việc như: đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.                               
Trần Minh

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục