Văn Chấn đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/3/2019 | 1:48:13 PM

YênBái - Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Chấn đã chú trọng đến việc đào tạo nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất.

Để thực hiện mục tiêu này, các ngành chức năng của huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. 

Anh Lò Văn Thao ở thôn Ao Luông là một trong 30 học viên của xã Sơn A được tham gia lớp dạy nghề du lịch do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với xã tổ chức. 

Trong gần 3 tháng tham gia, anh Thao đã được học tập những cách làm du lịch cộng đồng hay và hiệu quả. Đặc biệt là việc quy hoạch, xây dựng, trang trí nhà sàn để phù hợp với thị yếu của khách du lịch và cách giao tiếp, cách nấu những món ăn thông dụng phục vụ khách ăn, ở tại nhà. 

Anh Thao cho biết: "Trước đây, gia đình tôi đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nhưng chưa thu hút được khách du lịch vì mình mới chỉ tự học, tự làm. Vừa tham gia lớp học tôi vừa nhờ các thầy cô giáo tư vấn để sửa sang lại nhà cửa, khu bếp nấu ăn, khu vệ sinh và khuôn viên vườn hoa, cây cảnh của gia đình mình để làm du lịch hiệu quả hơn. Nhờ đó, chỉ trong 4 tháng qua, homestay Thao An của gia đình tôi đã thu hút hơn 200 lượt khách du lịch, trong đó có 45 khách nước ngoài”.

Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã Sơn A đã chú trọng đến việc đào tạo nghề nông thôn gắn với phát triển sản xuất; từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động. 

Để thực hiện mục tiêu dạy nghề gắn với nhu cầu lao động việc làm tại địa phương, xã đã xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn đào tạo nghề với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. 

Đặc biệt, khi xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 11,7%, do đó tập trung phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra. 

Với mục tiêu hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm nay, cùng với nhiều giải pháp thì đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân được xã đặc biệt quan tâm; trong đó tập trung đào tạo những nghề gắn với thế mạnh địa phương như chăn nuôi lợn thịt, trồng rau an toàn và nghề song, mây tre đan… 

Ông Sầm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Sơn A cho biết: "Trong năm 2018, xã đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức 3 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 90 lao động địa phương. 80% học viên sau học nghề đã có việc làm thường xuyên bằng cách xây dựng mô hình kinh tế của gia đình hoặc tìm việc làm ở các cơ sở khác. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực phối hợp với các đơn vị dạy nghề và tư vấn việc làm tiếp tục hướng nghiệp dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho nhân dân”. 

Cơ cấu ngành nghề đào tạo giảm dần đào tạo lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ lệ lao động đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thương mại, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và các ngành nghề nông thôn, bảo đảm nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới là mục tiêu chung của các địa phương ở Văn Chấn trên con đường về đích nông thôn mới. 

Để hoàn thành được mục tiêu này, cần đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến, tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo; khuyến khích, tạo điều kiện để học viên sau đào tạo có thể xây dựng được những mô hình chăn nuôi, trồng trọt bằng việc tận dụng lợi thế về đất đai sẵn có của gia đình. 


Cùng với đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện - đơn vị trực tiếp phụ trách công tác dạy nghề hàng năm đã xây dựng kế hoạch đào tạo trên địa bàn huyện. Đồng thời, chủ động đầu tư các phương tiện kỹ thuật và tăng cường sự phối hợp với những cơ sở đào tạo nghề để bổ sung sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên... 

Để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, Phòng đã đẩy mạnh mối liên hệ với cơ sở, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để nắm nhu cầu được đào tạo nghề và nhu cầu được cung ứng lao động.

Đặc biệt, lưu ý đến thời gian, chất lượng đào tạo để các học viên sau khi tốt nghiệp đều bảo đảm kiến thức cơ bản, được cấp chứng chỉ đào tạo để hành nghề. 

Đối với học viên học nghề nông nghiệp, hầu hết học xong đều có việc làm, học viên học nghề phi nông nghiệp như sản xuất mây, tre đan đã được các cơ sở dạy nghề phối hợp với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giúp người dân tại các địa phương nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.  

Hoàng Minh

Tags Ao Luông Văn Chấn đào tạo nghề

Các tin khác

Với những chủ trương đồng bộ, giải pháp thiết thực, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phấn đấu 100% nội dung kiểm tra đạt yêu cầu, có trên 80% đạt khá, giỏi; tổ chức hội thi, hội thao, luyện tập, diễn tập các cấp chất lượng, hiệu quả, an toàn tiết kiệm.

1.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và các em học sinh tham gia tu sửa tuyến đường dài gần 1km nối 2 thôn Hin Lò và Làng Thoọc, xã Yên Thắng.

Vừa qua, tại xã Yên Thắng, Huyện đoàn Lục Yên đã tổ chức Lễ ra quân khởi động Tháng thanh niên năm 2019.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Sáng 11/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ nữ tại tỉnh Yên Bái.

Hơn 150 lượt học sinh Trường Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh được làm CMND miễn phí.

Sáng nay- 11/3, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi hội Phụ nữ Khối Cảnh sát quản lý hành chính và Chi đoàn Cảnh sát nhân dân 3 – Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp tổ chức cấp chứng minh nhân dân (CMND) miễn phí cho hơn 150 học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục