Văn Chấn đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/3/2019 | 1:48:13 PM

YênBái - Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Chấn đã chú trọng đến việc đào tạo nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất.

Để thực hiện mục tiêu này, các ngành chức năng của huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. 

Anh Lò Văn Thao ở thôn Ao Luông là một trong 30 học viên của xã Sơn A được tham gia lớp dạy nghề du lịch do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với xã tổ chức. 

Trong gần 3 tháng tham gia, anh Thao đã được học tập những cách làm du lịch cộng đồng hay và hiệu quả. Đặc biệt là việc quy hoạch, xây dựng, trang trí nhà sàn để phù hợp với thị yếu của khách du lịch và cách giao tiếp, cách nấu những món ăn thông dụng phục vụ khách ăn, ở tại nhà. 

Anh Thao cho biết: "Trước đây, gia đình tôi đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nhưng chưa thu hút được khách du lịch vì mình mới chỉ tự học, tự làm. Vừa tham gia lớp học tôi vừa nhờ các thầy cô giáo tư vấn để sửa sang lại nhà cửa, khu bếp nấu ăn, khu vệ sinh và khuôn viên vườn hoa, cây cảnh của gia đình mình để làm du lịch hiệu quả hơn. Nhờ đó, chỉ trong 4 tháng qua, homestay Thao An của gia đình tôi đã thu hút hơn 200 lượt khách du lịch, trong đó có 45 khách nước ngoài”.

Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã Sơn A đã chú trọng đến việc đào tạo nghề nông thôn gắn với phát triển sản xuất; từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động. 

Để thực hiện mục tiêu dạy nghề gắn với nhu cầu lao động việc làm tại địa phương, xã đã xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn đào tạo nghề với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. 

Đặc biệt, khi xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 11,7%, do đó tập trung phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra. 

Với mục tiêu hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm nay, cùng với nhiều giải pháp thì đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân được xã đặc biệt quan tâm; trong đó tập trung đào tạo những nghề gắn với thế mạnh địa phương như chăn nuôi lợn thịt, trồng rau an toàn và nghề song, mây tre đan… 

Ông Sầm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Sơn A cho biết: "Trong năm 2018, xã đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức 3 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 90 lao động địa phương. 80% học viên sau học nghề đã có việc làm thường xuyên bằng cách xây dựng mô hình kinh tế của gia đình hoặc tìm việc làm ở các cơ sở khác. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực phối hợp với các đơn vị dạy nghề và tư vấn việc làm tiếp tục hướng nghiệp dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho nhân dân”. 

Cơ cấu ngành nghề đào tạo giảm dần đào tạo lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ lệ lao động đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thương mại, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và các ngành nghề nông thôn, bảo đảm nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới là mục tiêu chung của các địa phương ở Văn Chấn trên con đường về đích nông thôn mới. 

Để hoàn thành được mục tiêu này, cần đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến, tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo; khuyến khích, tạo điều kiện để học viên sau đào tạo có thể xây dựng được những mô hình chăn nuôi, trồng trọt bằng việc tận dụng lợi thế về đất đai sẵn có của gia đình. 


Cùng với đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện - đơn vị trực tiếp phụ trách công tác dạy nghề hàng năm đã xây dựng kế hoạch đào tạo trên địa bàn huyện. Đồng thời, chủ động đầu tư các phương tiện kỹ thuật và tăng cường sự phối hợp với những cơ sở đào tạo nghề để bổ sung sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên... 

Để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, Phòng đã đẩy mạnh mối liên hệ với cơ sở, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để nắm nhu cầu được đào tạo nghề và nhu cầu được cung ứng lao động.

Đặc biệt, lưu ý đến thời gian, chất lượng đào tạo để các học viên sau khi tốt nghiệp đều bảo đảm kiến thức cơ bản, được cấp chứng chỉ đào tạo để hành nghề. 

Đối với học viên học nghề nông nghiệp, hầu hết học xong đều có việc làm, học viên học nghề phi nông nghiệp như sản xuất mây, tre đan đã được các cơ sở dạy nghề phối hợp với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giúp người dân tại các địa phương nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.  

Hoàng Minh

Tags Ao Luông Văn Chấn đào tạo nghề

Các tin khác

Theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả sau dịp nghỉ lễ.

Ảnh minh hoạ.

Cục Hàng không Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay dịp lễ 30/4 - 1/5.

Hai anh em Hà Mạnh Hùng và Hà Duy Minh - Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái nhận quà của nhà tài trợ.

Với mong muốn hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống, thời gian qua, Thành đoàn Yên Bái đã tích cực phối hợp triển khai nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa, trong đó nổi bật là hoạt động “Nâng cánh ước mơ - cùng em tôi đến trường”.

Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh tổ chức khánh thành công trình tu bổ Khu di tích lịch sử quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục