Yên Bái đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Luật Trẻ em 2016

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2019 | 4:59:28 PM

YênBái - Chiều 9/4, Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Luật Trẻ em 2016, triển khai nhiệm vụ công tác bảo vệ trẻ em những năm tiếp theo.

Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tỉnh Yên Bái hiện có trên 228 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó, có gần 4 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trên 60 nghìn trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, trên 2 nghìn trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em lồng ghép với việc triển khai Luật Trẻ em theo các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 

Qua đó đã kịp thời thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp, người dân, cha mẹ và trẻ em trong việc phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. 

Cùng với đó, tỉnh đã thực hiện các quyết định và kết luận của Thủ tướng Chính phủ triển khai chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, trong đó đã duy trì và nhân rộng các mô hình phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tại các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; chương trình hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em; phòng chống xâm hại trẻ em. 

Đồng thời xây dựng mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 – 2020. Đồng thời, tỉnh cũng đã triển khai các hoạt động Dự án chấm dứt bạo lực đối với trẻ em – EVAC; xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em bình quân mỗi năm đạt từ 2 đến 2,2 tỷ đồng…

Tại Hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em tỉnh đã tập trung thảo luận các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là trong các trường bán trú, chương trình sữa học đường, đảm bảo an ninh, an toàn trong các trường học, công tác tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến  nhấn mạnh, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai kịp thời, đúng định hướng, công tác bảo vệ, quản lý trẻ em trên địa bàn được tăng cường, thực hiện tốt các chính sách cho trẻ em… 

Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn nhiều hạn chế như: nhận thức của các cấp, các ngành còn chưa cao; việc phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em chưa nhịp nhàng… 

Thời gian tới, để công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh tốt hơn, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành cần thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 

Tiếp tục quan tâm tới công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trong đó cần thực hiện tốt các chính sách đối với trẻ em, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình sữa học đường, thực hiện các hoạt động văn hóa, vui chơi cho trẻ em, chăm lo đời sống cho các em học sinh tại các trường bán trú. 

Ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho trẻ em, tập trung thực hiện việc phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em; xã hội hoá, huy động các nhà hảo tâm xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em; thời gian tới kiện toàn lại Ban chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em tỉnh để hoạt động hiệu quả hơn...
                                                                              
Thu Hiền

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục